Tối 5/2 (mùng 5 Tết Nhâm Dần), Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa với chủ đề "Vang mãi hào khí Tây Sơn” tại khu vực trước Nhà hát Thành phố nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lịch sử (1789–2022).
Một phân cảnh trong chương trình.
Hằng năm cứ vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán, người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước cảm thấy tự hào khi nhớ về chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, một trong những trang sử hào hùng, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của người Anh hùng áo vải, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789 là sự hội tụ của tinh thần yêu nước nồng nàn, yêu độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam với truyền thống đoàn kết, tinh thần dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Đây chính là niềm tự hào của bao thế hệ người Việt, là những bài học vô giá cho thế hệ hôm nay, là động lực mạnh mẽ để dân tộc Việt Nam tự tin vững bước tiến vào tương lai.
Chương trình sân khấu hóa gồm nhiều ca cảnh đặc sắc, được dàn dựng công phu với các nội dung như: Tây Sơn địa linh nhân kiệt-Tây Sơn miền đất võ; Dưới cờ Tây Sơn; Thủy binh Tây Sơn (trận chiến Cần Giờ); Bài thơ Thăng Long; Trảm tướng an dân; Vó ngựa xâm lăng-Nỗi lòng Nguyễn Thiếp; Hoàng đế Quang Trung; Hậu lai kỳ tổ… với sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng đến từ Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang…
Theo Báo Nhân Dân
(HBĐT) - Trong cái xe lạnh của những này cuối năm, những thiếu nữ dân tộc Mông e ấp trong những bộ váy thổ cẩm sắc màu rực rỡ, đung đưa theo nhịp bước xuống núi về chợ phiên ngày Tết. Những bộ váy áo cầu kỳ với nhiều màu sắc ẩn hiện trong những rừng mận, rừng mơ, xa xa dưới các chân đồi tạo nên một không gian tuyệt đẹp, đặc trưng của vùng cao, khiến ai đã gặp là mê mẩn không muốn rời.
(HBĐT) - Từ trước ngày 28 Tết, mọi công việc đồng áng của đồng bào Tày Đà Bắc tạm gác lại. Ai nấy đều hối hả trở về nhà để chuẩn bị cho cái Tết đầm ấm sau một năm làm ăn bận rộn. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tày được nâng lên rất nhiều, những nét văn hóa truyền thống và hồn cốt của đồng bào dân tộc Tày được gìn giữ nguyên vẹn trong mỗi nếp nhà.
(HBĐT) - Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới khám phá hết được. Đó là những di sản thiên nhiên quý giá nằm trong đại ngàn hoang sơ - những thạch động đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn chứa nhiều câu chuyện mang sắc màu tâm linh kỳ bí.
(HBĐT) - Thường tổ chức vào tháng Giêng, lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Bà con đến lễ hội để được hoà mình vào không khí trời đất linh thiêng của phần lễ, sự náo nhiệt của phần hội, bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.