(HBĐT) - Đồng hành cùng mo Mường, chữ Mường trên con đường phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, Báo Hòa Bình tích cực tuyên truyền về mo Mường, duy trì chuyên mục tiếng Mường. Qua đó góp phần bảo tồn, lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc đến cộng đồng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.


Xác định tầm quan trọng của việc tuyên truyền về di sản văn hóa mo Mường và chữ Mường trên con đường bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc hiện nay, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Hòa Bình đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, phóng viên tăng cường tin, bài, ảnh, clip phản ánh về giá trị di sản văn hóa mo Mường, chữ Mường và kênh tiếng Mường trên Báo Hòa Bình và Hòa Bình điện tử. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, tỉnh đang lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể để bảo vệ khẩn cấp.

Nghệ nhân Bùi Hồng Bào, Chủ nhiệm Câu lạc bộ mo Mường xã Phong Phú (Tân Lạc) chia sẻ: Là truyền nhân đời thứ 5 của gia đình có dòng dõi mo từ xa xưa, tôi thấy rất mừng và xúc động khi nghe tin mo Mường được tỉnh lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể để bảo vệ khẩn cấp. Vì có một khoảng thời gian dài, mo bị xem là mê tín nên các cụ chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà những bài mo thông thường để sử dụng những dịp lễ, Tết. Mấy năm nay, tôi thấy các bài viết về văn hóa tín ngưỡng của dân tộc được đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là trên Báo Hòa Bình. Là độc giả thường xuyên của Báo Hòa Bình, ngoài những bài viết về kinh tế, chính trị địa phương, tôi thường tìm đọc các bài viết về văn hóa, giới thiệu những giá trị văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Tôi thấy rất mừng khi Báo Hòa Bình thường xuyên đăng tải các bài viết giới thiệu về giá trị văn hóa, tín ngưỡng các dân tộc.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, Báo Hòa Bình đã đăng tải nhiều tác phẩm về công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa mo Mường, trong đó có nhiều bài viết chuyên sâu, có sự đóng góp ý kiến của các nghệ nhân mo Mường, nhà nghiên cứu và cơ quan chuyên môn. Cùng với việc tuyên truyền, giới thiệu giá trị di sản văn hóa mo Mường, cá nhân, tập thể điển hình trong việc bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường, Báo Hòa Bình còn đăng tải kịp thời các chủ trương, chính sách, văn bản liên quan đến việc lập hồ sơ di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO vinh danh. Bên cạnh đó, các tác phẩm còn được dịch sang tiếng Mường và đăng tải trên kênh tiếng Mường của Hòa Bình điện tử. Thông qua các tác phẩm, Báo Hòa Bình và Hòa Bình điện tử đã truyền tải những tinh hoa, giá trị văn hóa dân tộc, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của Nhân dân trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.


Đỗ Hà

Các tin khác


Người có duyên nợ với chiêng Mường

(HBĐT) - Dành trọn cuộc đời sưu tầm và gìn giữ chiêng cổ, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được ví là người "duyên nợ" với chiêng Mường. Say đắm hồn chiêng, ông sẵn sàng đánh đổi bạc tiền, thời gian, công sức để gìn giữ và lan toả nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường.

Náo nhiệt Đêm hội Trăng rằm tại phố đi bộ Đà Giang

(HBĐT) - Tối 22/9, hàng nghìn người dân háo hức tới phố đi bộ Đà Giang (TP Hòa Bình) tham quan, thưởng thức ẩm thực để tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần. Khác với 2 tuần trước, không khí trên tuyến phố náo nhiệt, tươi vui hơn bởi đoàn rước đèn với những cỗ xe mô hình lớn, rực rỡ sắc màu được làm công phu, tâm huyết với các loại hình gắn liền với Tết Trung thu và văn hóa dân gian, lịch sử...  

Khai mạc Chương trình "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ 14

Tối 22/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Chương trình "Qua những miền di sản Việt Bắc" lần thứ 14.

Hành trình qua những miền di sản Việt Bắc: Bài 1: Linh thiêng dòng lịch sử

Việt Bắc - tự hào là quê hương cách mạng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Ngoài những địa danh lịch sử gắn với truyền thống hào hùng của dân tộc, Việt Bắc còn có hàng nghìn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Kế thừa cội nguồn lịch sử, phát huy những giá trị tương lai, Việt Bắc đang ngày càng phát triển hơn, lớn mạnh hơn…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục