Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Lễ hội đường phố với chủ đề "Sắc màu văn hóa” đã khai mạc vào chiều 26/6.


Các nghệ sĩ trình diễn trang phục và văn hoá các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân đón xem màn biểu diễn của hàng trăm nghệ sỹ từ các đoàn nghệ thuật đường phố trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức Festival Huế 2022 Huỳnh Tiến Đạt cho biết, lễ hội đường phố là một trong những sự kiện chính, được công chúng chờ đón, góp phần tạo nên nét đặc trưng của Festival Huế, khẳng định và tôn vinh giá trị văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Các hoạt động trình diễn trên đường phố với sự đa dạng sắc màu văn hóa, cộng hưởng với sự cổ vũ đầy hào hứng, nhiệt tình của người dân và du khách đã tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế trong những ngày diễn ra Festival.


 Không khí Lễ hội đường phố "Sắc màu văn hóa” ở các tuyến phố chính của thành phố Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Diễn ra trong ba ngày liên tiếp từ 26 đến 28/6, Lễ hội đường phố năm nay, giới thiệu đến công chúng những nét đặc sắc trong âm nhạc vũ điệu của các đoàn nghệ thuật đến từ các vùng miền trong nước và trên thế giới. Cùng với hoạt động trình diễn ca múa nhạc, tạp kỹ đường phố, phô diễn vẻ đẹp của áo dài và diều Huế, còn có hoạt động diễu hành xe cổ "Huế bốn mùa hoa”; chương trình quảng diễn nghệ thuật dân gian được chọn lọc, trích dẫn từ các lễ hội và trò diễn dân gian tiêu biểu của một số địa phương trong tỉnh như lễ hội cầu ngư (huyện Phú Vang), lễ hội AzaKoonh (huyện A Lưới), hát bả trạo (huyện Quảng Điền)…

Đến với lễ hội người xem được thưởng thức "bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật” đặc sắc với chuỗi các tiết mục đến từ các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế như: đoàn múa Lân Sư Rồng Huế, đoàn nghệ thuật dân tộc Lào Cai, đoàn ca múa nhạc dân gian Belogorie (Nga), ban nhạc Viet Bambas (Brazil), đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk, liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhà hát Ca múa Nhạc dân gian Việt Bắc, nhóm nhảy Unity Crew…


Các nghệ sĩ trình diễn áo dài. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Ngay sau lễ khai mạc, các đoàn nghệ thuật diễu hành và biểu diễn tại những không gian rộng qua các tuyến phố lớn của thành phố Huế như đường Hùng Vương hướng đến cầu Trường Tiền; đường Lê Lợi đến bia Quốc Học. Những nơi mà đoàn diễu hành đi qua, người dân Huế và du khách như cùng hòa quyện, tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế.

Chị Lê Ngọc Như Phương, đến từ Quảng Trị chia sẻ, lễ hội đường phố luôn là hoạt động được người dân chào đón trong mỗi kỳ Festival Huế. Các đoàn nghệ thuật đã góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. Không khí lễ hội hiện rõ, người xem cũng hòa theo những điệu nhảy, nhịp điệu của những bài hát, nhất là những vũ điệu sôi động của các vũ công đến từ đoàn ca múa nhạc dân gian đến từ Liên bang Nga hay những điệu múa, làn điệu thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc ở nước ta.


Các vũ công diễu hành trên các tuyến phố chính của thành phố Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN

Lễ hội đường phố đã tạo nên không gian đa dạng sắc màu văn hóa các quốc gia, vùng miền, phô diễn sức sống của các dân tộc, góp phần cùng nhau chung tay vì tương lai hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Theo TTXVN

Các tin khác


Ra mắt bộ sưu tập tranh cổ động tuyên truyền 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ

Cục Văn hóa cơ sở vừa công bố bộ sưu tập tranh cổ động phục vụ công tác tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022). Đây là kết quả của cuộc thi được tổ chức từ cuối tháng 3 năm 2022.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Theo những cánh sóng vươn xa

(HBĐT) - Khắc phục mọi khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2021, ngành Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tuyên truyền, sắp xếp lại bộ máy; thiết bị hiện đại, đồng bộ và mở rộng diện phủ sóng PT&TH tới vùng sâu, vùng xa của tỉnh... Qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, là nguồn thông tin đáng tin cậy của đông đảo khán, thính giả trong và ngoài tỉnh.

“Tay trái” của tòa soạn

(HBĐT) - Có thể nói, phóng viên là cánh tay phải, là trụ cột của tòa soạn còn với cộng tác viên (CTV) được coi là "tay trái”, "cánh tay nối dài". Ngoài những CTV chuyên viết báo thì có không ít CTV là cán bộ ở những sở, ngành hoạt động chuyên môn, nhiều người coi nghề báo là nghề "tay trái” của mình.

Báo Hòa Bình - tiên phong trên mặt trận văn hóa, tư tưởng

(HBĐT) - Ngày 2/9/1962, thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh, Báo Hoà Bình số đầu tiên chính thức được phát hành với số lượng 1.700 tờ. Số báo đầu tiên được các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ trực tiếp đưa đi phát hành và đồng chí Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Nguyễn Văn Hậu trực tiếp tham gia bán báo tại sân vận động tỉnh. Từ số báo đầu tiên ấy, đến nay, Báo Hoà Bình duy trì 6.200 tờ/kỳ, 6 kỳ/tuần, Báo Hoà Bình điện tử đạt trên 308 triệu lượt truy cập. Báo Hoà Bình đã trở thành lực lượng tiên phong trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, xứng đáng với niềm tin của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tạp chí Văn nghệ hòa Bình: Món ăn tinh thần hấp dẫn của độc giả

(HBĐT) - Từ tháng 6/2021, Báo Văn nghệ Hoà Bình chuyển đổi thành Tạp chí Văn nghệ Hoà Bình, trực thuộc Hội Văn học - Nghệ thuật (VH-NT) Hoà Bình. Tạp chí phát hành mỗi tháng 1 số với số lượng 800 - 1.000 cuốn/số. Ngoài đối tượng biếu tặng các đơn vị, lãnh đạo các sở, ban, ngành, có không ít độc giả đặt mua thường xuyên qua hệ thống bưu điện.

Phụ nữ huyện Mai Châu góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần đa dạng hóa hình thức tập hợp, thu hút hội viên. Qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả Hội LHPN huyện Mai Châu coi trọng thực hiện trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục