(HBĐT) - Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 54 di tích Phật giáo (phần nhiều là phế tích). Hiện nay chỉ có các chùa: Phật Quang Hòa Bình, Kim Sơn Lạc Hồng, Linh Sơn Phật Tích (chùa Bẵn) dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo và được các cấp Giáo hội bổ nhiệm trụ trì, còn lại các chùa khác đa số do ngành văn hóa hoặc chính quyền địa phương và tư nhân trông nom, quản lý.

Từ năm 2005, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, Giáo hội cử Đại đức Thích Đức Nguyên về hướng dẫn tu tập chính pháp cho các phật tử. Đến nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh có 23 thành viên là chư tăng và cư sĩ phật tử tiêu biểu (thường trực 11 vị, ủy viên 12 vị). Ban Trị sự đã từng bước hướng dẫn, tham vấn với các cấp chính quyền về việc quản lý hoạt động tôn giáo của Giáo hội đối với các cơ sở chùa, viện theo pháp luật quy định.

Với tinh thần hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh, Ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo tỉnh tích cực triển khai nghị quyết của Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư tạo nên khí thế tu học phấn khởi cho hàng nghìn phật tử tại gia. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có trên 25 nghìn phật tử, số lượng có xu hướng gia tăng, đặc biệt ngày càng được trẻ hóa, trí thức hóa. Số lượng phật tử theo học giáo lý đạo Phật lên tới hàng nghìn lượt người tham dự nghe pháp, tu tập trong các đạo tràng, pháp hội thanh tịnh tại chùa Hòa Bình Phật Quang, chùa Lạc Hồng Viên, Linh Sơn Phật Tích, chùa Tiên... Dưới sự hướng dẫn của chư tăng, tình hình sinh hoạt của các đạo tràng, hội phật tử có nền nếp. Các phật tử với chính tin, chính kiến, chính tư duy của mình áp dụng vào trong cuộc sống hiện tại, thực hiện tốt bổn phận của phật tử đối với đạo pháp và dân tộc, góp phần vào việc xây dựng nếp sống văn hóa, đạo đức trong xã hội, làm giảm thiểu những tệ nạn xã hội phát sinh trong đời sống.

Cùng với những hoạt động của Ban Trị sự, Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo tỉnh tích cực hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, xã hội, cứu trợ nhân đạo, quyên góp ủng hộ tiền, vật chất, tinh thần giúp đỡ đối tượng nghèo khó, bệnh tật, ốm đau, gia đình chính sách... Hàng năm, vào các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm như: Tết "Vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, ngày Thương binh - liệt sỹ, đại diện hội Phật giáo tổ chức thăm, tặng quà  các gia đình, đối tượng. Ngoài ra, hưởng ứng, tham gia tích cực các cuộc vận động ủng hộ "Ngày vì người nghèo”, quỹ khuyến học, quỹ đền ơn - đáp nghĩa, quỹ phòng, chống dịch Covid-19, ủng hộ đồng bào miền Trung, tặng quà học sinh nghèo vượt khó nhân dịp khai giảng năm học mới... Mạng lưới tổ chức từ thiện ngày càng phát triển vững mạnh, hoạt động trợ giúp nhân đạo ngày một phong phú, hiệu quả cả về số lượng, chất lượng. Chương trình "Tết vì người nghèo” tặng vật chất, tiền tại các huyện, thành phố, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh mỗi năm từ 300 - 500 triệu đồng; đồng bào Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) 500 triệu đồng; mô hình "Quỹ Khuyến học”, "Học sinh nghèo vượt khó” tặng quỹ khuyến học Hội Khuyến học huyện Lạc Thủy 50 triệu đồng, hỗ trợ Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Trị năm 2016 là 100 triệu đồng; mô hình "Hỗ trợ cho các hộ dân vùng thiên tai, lũ lụt” hỗ trợ cho các hộ bị sạt lở đất ở xóm Khanh, xã Phú Cường (Tân Lạc) năm 2017 là 50 triệu đồng; tặng quà các hộ dân, trường học trong vùng bị thiên tai, lũ quét xã Giáp Đắt, Mường Chiềng, Nánh Nghê (Đà Bắc) 200 triệu đồng; mô hình "Nồi cháo tình thương” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào Chủ nhật hằng tuần. Phối hợp UBMTTQ tỉnh, Sở TN&MT tuyên truyền, vận động phật tử tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên đất nước; phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ, thả cá mỗi năm 5 - 7 vạn con cá tái tạo các nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ sông Đà; trồng hơn 10 triệu cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, TP Hòa Bình…

Thấm nhuần phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo tỉnh tích cực tham gia và hoàn thành tốt các công tác ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn hoá ở địa bàn dân cư.

Việt Lâm

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục