(HBĐT) - Ngày Gia đình Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc” nhằm lan tỏa vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với xã hội; đồng thời đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, hạnh phúc, tạo tiền đề cho một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.

Gia đình không chỉ là tổ ấm của mỗi người mà còn là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững. Trong căn bếp nhỏ, chị Bùi Thị Huế, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cùng cô con gái nhỏ nhặt rau chuẩn bị bữa cơm chiều. Chị Huế chia sẻ: Với tôi, hạnh phúc giản đơn là khi được cùng gia đình quây quần bên mâm cơm nóng hổi, cùng ngồi xem ti vi và trò chuyện, hướng dẫn các con ôn bài, lắng nghe, sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống...  Nên dù công việc bận đến đâu tôi cũng cố gắng thu xếp để có thời gian cho gia đình nhỏ của mình, tạo sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên.

Trong mỗi gia đình, yếu tố tạo nên sự bền vững chính là sự gắn kết về huyết thống, tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên. Sự gắn kết ấy bền chặt bao nhiêu ắt tạo nên tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu giữa các thành viên bấy nhiêu. Tuy nhiên ngày nay, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực đã, đang khiến cho sự gắn kết gia đình trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng tới không khí đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình. Đó được xem là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái; cơ hội cho tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; gia tăng tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ), ly hôn. Trong đó, BLGĐ đang là vấn nạn của xã hội khi không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bị bạo lực, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của gia đình, dòng tộc. Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2021, toàn tỉnh có 113 hộ có BLGĐ, 116 vụ BLGĐ, trong đó, 58,6% vụ bạo lực về tinh thần, 32,7% vụ bạo lực về thân thể, 6,03%  vụ bạo lực về kinh tế, 2,58% vụ bạo lực về tình dục. Nạn nhân bị BLGĐ là nữ chiếm 75,86% (88/116 vụ); nạn nhân là trẻ em 6,03%; góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư 86 người, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND xã 3 người, áp dụng giáo dục tại xã 3 người, xử phạt vi phạm hành chính 23 người, xử lý hình sự 1 người. 

Những năm qua, ngành văn hóa đã chủ động tuyên truyền về công tác gia đình, nhất là bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, kinh nghiệm, mô hình hiệu quả về xây dựng gia đình hạnh phúc. Đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng tài liệu truyền thông; duy trì, nhân rộng mô hình, câu lạc bộ về xây dựng gia đình theo hướng no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phòng, chống BLGĐ, tổ chức hoạt động biểu dương cá nhân, gia đình tiêu biểu nhằm giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình… Toàn tỉnh hiện có 169 mô hình phòng, chống BLGĐ theo tiêu chuẩn của Bộ VH-TT&DL; 196 mô hình hoạt động độc lập; 1.443 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 1.348  nhóm phòng, chống BLGĐ; 589 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng và 159 đường dây nóng.

Với chủ đề "Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”, ngày Gia đình Việt Nam năm nay đề cao những giá trị cốt lõi của gia đình là sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc. Do đó, mỗi cá nhân cần thường xuyên vun đắp, gìn giữ, phát huy những giá trị ấy để xây dựng gia đình, xã hội bình an, hạnh phúc. Để gia đình thực sự trở thành bến đỗ bình yên, là nơi duy trì được bản sắc văn hóa, tiếp thu được những giá trị cốt lõi của cuộc sống, các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu những giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam. Ngày Gia đình Việt Nam đưa ra các thông điệp truyền thông chính gồm: Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình; phòng, chống BLGĐ là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mọi gia đình và toàn xã hội; gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của dân tộc; tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc; gia đình là cội nguồn sức mạnh, thành trì quan trọng nhất của mỗi con người; xây dựng môi trường gia đình - cộng đồng - xã hội an toàn, lành mạnh; xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và bền vững; gia đình - tổ ấm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục những con người khỏe mạnh để xây dựng đất nước; xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; BLGĐ làm suy giảm khả năng học tập và phát triển toàn diện của trẻ em; BLGĐ là vi phạm pháp luật; mọi hành vi BLGĐ cần được tố giác và xử lý nghiêm minh theo pháp luật; bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình; yêu thương và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình; ông bà, cha mẹ mẫu mực - con cháu thảo hiền; mình là đàn ông, mình chống BLGĐ.


Đỗ Hà

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục