(HBĐT) - Trong số báo phát hành ngày 7/7/2022, Báo Hòa Bình đăng tải ý kiến bạn đọc Bùi Đăng, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) có tựa đề: "Góc nhìn từ một hội thi tuyên truyền, cổ động”.
Theo đó, bạn đọc Bùi Đăng đã nêu ý kiến, thể hiện quan điểm cá nhân cho rằng trong Hội thi tuyên truyền, cổ động năm 2021 của phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) "vẫn còn những hạt sạn”. Cụ thể, nội dung viết: "Phần thi tiểu phẩm có 2 đội cùng một nội dung theo chủ đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc... Nhưng đáng buồn thay trong phần tiểu phẩm lại đưa tình huống bà đồng nát đến gạ gẫm, chèo kéo chiêng Mường như một thứ phế liệu. Là người con của đất Mường, tôi cảm thấy văn hóa dân tộc bị xúc phạm, hồn cốt, báu vật linh thiêng của cả một dân tộc bị báng bổ nghiêm trọng...”.
Phản hồi ý kiến của bạn đọc Bùi Đăng, ông Trần Quang Hợp, Trưởng phòng Tuyên truyền cổ động, triển lãm và bà Phùng Thúy Hà, Phó trưởng Phòng Nghệ thuật quần chúng - Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh là thành viên Ban giám khảo Hội thi tuyên truyền, cổ động năm 2021 của phường Dân Chủ nêu quan điểm: "Chúng tôi là những thành viên Ban giám khảo hội thi thấy rằng, nội dung bạn đọc viết là sai với nội dung tiểu phẩm. Nhân vật bà đồng nát chỉ là nhân vật phản diện, còn nội dung và ý nghĩa cốt lõi của tiểu phẩm là tuyên truyền đến Nhân dân cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương. Chúng tôi thấy ý kiến của bạn đọc Bùi Đăng có cái nhìn phiến diện về tiểu phẩm và về hội thi”.
Theo những thông tin bạn đọc Bùi Đăng nêu, nội dung coi là "hạt sạn” liên quan đến tiểu phẩm "Người giữ hồn Mường” của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn. Tiểu phẩm này đã được đăng trong tập kịch sân khấu "Hoa Pông Trăng”. Để làm rõ vấn đề, ông Trần Quang Hợp và bà Phùng Thúy Hà đã gửi kịch bản chi tiết và đề nghị Báo Hòa Bình xem xét, kiểm chứng.
"Về phần Ban giám khảo, khi chúng tôi làm việc đã rất công tâm, xem xét các tiểu phẩm về nội dung kịch bản và diễn xuất. Chúng tôi cần làm rõ và được hiểu rõ vấn đề, tránh ảnh hưởng không tốt đến nội dung tác phẩm, uy tín của Ban giám khảo và chất lượng của hội thi” - ông Trần Quang Hợp và bà Phùng Thúy Hà thẳng thắn phản hồi ý kiến của bạn đọc Bùi Đăng.
Để làm rõ vấn đề, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với bạn đọc Bùi Đăng, bàn luận sâu về các chi tiết quan trọng trong tiểu phẩm "Người giữ hồn Mường”. Qua trao đổi, bạn đọc Bùi Đăng vẫn giữ nguyên quan điểm cá nhân, không đồng tình với chi tiết bà đồng nát, cho rằng, dù đây là chi tiết phản ánh thực tế đáng buồn nhưng thiếu thuyết phục khi đưa lên hình thức sân khấu hóa với mục đích tuyên truyền, cổ động. Đó là một góc nhìn mang tính cá nhân của bạn đọc Bùi Đăng với tư cách là một khán giả. Tuy nhiên, bạn đọc Bùi Đăng cũng thống nhất đánh giá cao ý nghĩa, giá trị của tiểu phẩm "Người giữ hồn Mường”. Với thông điệp "cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương” và các giá trị khác của tiểu phẩm, đặc biệt là sự thể hiện của đội thi trong các phần thi, bạn đọc Bùi Đăng đồng quan điểm với đánh giá chung cuộc của Ban giám khảo và ghi nhận chất lượng của Hội thi Tuyên truyền, cổ động năm 2021 của phường Dân Chủ.
Báo Hòa Bình đã tiếp nhận ý kiến cá nhân của bạn đọc Bùi Đăng, đồng thời, trân trọng ý kiến phản biện của ông Trần Quang Hợp và bà Phùng Thúy Hà. Chúng tôi xin được thông tin lại để độc giả cùng theo dõi.
Thời gian qua, với vai trò, trách nhiệm là diễn đàn đáng tin cậy của Nhân dân, Báo Hòa Bình đã tiếp nhận nhiều ý kiến của bạn đọc, chọn lọc đăng tải những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết và sẵn sàng tiếp nhận, đăng tải những ý kiến phản biện tiếp theo. Bằng cách đó, mục "Ý kiến bạn đọc” của Báo Hòa Bình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Chính sự vào cuộc của bạn đọc đã tạo nên sự hấp dẫn, trung thực, tạo nên một diễn đàn thẳng thắn, có tính phản biện cao trên Báo Hòa Bình. Rất mong tiếp tục nhận được sự tương tác của đông đảo bạn đọc gần xa.
Nhóm P.V Phòng Văn hóa - Xã hội
Truyện ngắn của Bùi Huy
(HBĐT) - Khi nghe con gái báo sẽ cùng một đoàn lữ hành về du lịch có chuyến công tác tại Lào, ông Tiến bỗng sững lại một chút rồi hồi hộp hỏi: "Thế à? Đi bao ngày? Đến những nơi nào?”. Đến khi cầm lịch trình mà con đưa trong tay, ông run run và như có luồng điện chạy qua người. Ừ những địa danh từng qua của đời quân ngũ. Cũng có lần ông kể cho vợ con nghe về những năm tháng ấy, nhưng chỉ là thoáng qua như dòng sơ yếu lý lịch vậy thôi. Vợ ông, một thôn nữ ít nói, ít hỏi cũng chỉ à ờ khi nghe ông kể. Thấy ông trở về lành lặn thì coi đó là điều lớn, quan trọng nhất rồi nên chuyện khác chẳng phải là điều bận tâm nữa. Mà hồi đó, các con còn nhỏ, kể thì chúng nó đâu đã hiểu… Ra quân, lao vào kiếm cái ăn, lo cuộc sống, thi thoảng dòng ký ức trở về như nhắc nhở, khơi gợi rồi lại lùi dần vào dĩ vãng… Thế mà cũng đã mấy chục năm rồi… Luông Nậm Thà, Luông-pra-băng… Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng)… Tuyến con gái đi tìm hiểu về liên kết "tour”, tuyến, điểm du lịch… Ông ngập ngừng:
(HBĐT) - Ngày 23/9, Ban tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) các cấp tỉnh lần thứ VII, năm 2022 đã ban hành Thông báo số 2694/TB-BTCĐH về Chương trình tổ chức Lễ Khai mạc và Tổng kết Đại hội TDTT tỉnh Hòa Bình lần thứ VII, năm 2022.
(HBĐT) - Ngày 21/9, Sở VH-TT&DL đã kiểm tra việc khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình, đã được nhà khảo cổ Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.
Văn học trinh thám Việt Nam nếu như hồi đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ và rực rỡ với nhiều tên tuổi, tiêu biểu là Thế Lữ… thì ở thời hiện đại dường như lại trầm lắng, với không nhiều tác giả, tác phẩm, mặc dù văn học trinh thám luôn có một số lượng độc giả đón chờ.
Nếu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc tranh đấu trường kỳ gian khổ để giành lại quyền tự quyết cho dân tộc và tự do cho Nhân dân; thì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 xứng đáng trở thành một biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, khí phách hào hùng và khát vọng trường tồn của dân tộc ta trong dặm dài lịch sử. Để rồi, trải qua hơn 6 thế kỷ, hào khí Lam Sơn vẫn sẽ luôn tỏa rạng cùng khí phách dân tộc trên chặng đường tranh đấu nhằm khẳng định uy tín và vị thế quốc gia.
(HBĐT) - Cơm lam Hoà Bình là món ăn đậm hương rừng gắn kết với bản sắc văn hoá dân tộc vừa lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021-2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố mới đây. Qua đó mở ra cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực của tỉnh trong và ngoài nước.