Văn học trinh thám Việt Nam nếu như hồi đầu thế kỷ 20 phát triển mạnh mẽ và rực rỡ với nhiều tên tuổi, tiêu biểu là Thế Lữ… thì ở thời hiện đại dường như lại trầm lắng, với không nhiều tác giả, tác phẩm, mặc dù văn học trinh thám luôn có một số lượng độc giả đón chờ.



Các diễn giả tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Linh Lan Books)

Tọa đàm "Văn học trinh thám hiện đại - Giao thoa Đông và Tây” cùng các diễn giả như nhà văn trinh thám Na Uy Oystein Torsrud, nhà văn Di Li, tác giả trẻ Đức Anh do Liên Việt Books và Linh Lan Books phối hợp Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức nhằm tìm ra giải pháp khơi dậy dòng chảy mới của văn học trinh thám.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: "Số lượng người viết văn học trinh thám ở nước ta quá ít. Đương đại, tôi chỉ có thể kể ra được hai cái tên là Di Li và Đức Anh. Thể loại này không chỉ hấp dẫn bởi yếu tố rùng rợn hay đơn giản là giải trí mà còn mang lại nhiều giá trị khác. Đi qua ranh giới của những vụ án, văn học trinh thám là chiếc "chìa khóa” gợi mở những góc khuất của đời sống, giúp con người nhận ra những giá trị của bản thân. Đắt giá như vậy nhưng nó lại chỉ hiện diện trên các tủ sách ở nước ngoài, còn ở Việt Nam, văn học trinh thám đang thua thiệt đủ đường”.

Nhà văn Di Li cũng chung quan điểm này khi chia sẻ: "Trước đây, không chỉ số lượng tác giả trinh thám Việt Nam mà lượng người đọc truyện trinh thám cũng không nhiều. Ngay cả các tác phẩm trinh thám nổi tiếng thế giới cũng không nằm trong số những cuốn sách bán chạy trong nước”.

Theo nhà văn Di Li, văn học trinh thám ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung từ trước tới giờ không phát triển bằng văn học trinh thám phương Tây. Đơn giản vì văn học trinh thám là thể loại giả tưởng, huy động gần như tuyệt đối trí tưởng tượng mà điều này lại không phải là lợi thế của người châu Á. Chính vì thế, số lượng người đọc truyện trinh thám ở Việt Nam cũng không nhiều so với quy mô dân số hiện có, mà chỉ nhiều hơn trước kia thôi. Di Li trước đây cũng là một độc giả trinh thám, vì quá yêu thích đọc trinh thám mà trở thành một người viết trinh thám...

Nhà văn Đức Anh, đại diện Linh Lan Books chia sẻ, tuy trầm lắng nhưng vẫn có một dòng chảy ngầm của văn học trinh thám trong văn học Việt Nam nói chung. Vẫn có những tác giả chia sẻ các tác phẩm trinh thám của mình lên các trang mạng xã hội, hay vẫn có những hội nhóm, diễn đàn chung niềm yêu thích với văn học trinh thám, hằng ngày đều có bài viết phân tích, bình luận cả tác phẩm trong nước lẫn tác phẩm nước ngoài.

Hội thích truyện trinh thám trên Facebook còn thu hút tới gần 37 nghìn thành viên. Ngoài các đơn vị "quen mặt" chuyên xuất bản các tác phẩm văn học trinh thám như Liên Việt, Nhã Nam, Phúc Minh... còn có sự xuất hiện của Linh Lan Books chỉ chuyên xuất bản các tác phẩm trinh thám.

Yếu tố làm nên màu sắc riêng của văn học trinh thám Việt Nam là bản sắc riêng. Độc giả chờ đợi các tác phẩm trinh thám với bối cảnh Việt, văn hóa Việt, câu chuyện Việt cùng những yếu tố khiến người đọc nhận ra ngay một tác phẩm xuất phát từ văn hóa Việt.

Chia sẻ về sự phát triển của văn học trinh thám ở Na Uy diễn ra như thế nào, nhà văn trinh thám Na Uy Oystein Torsrud cho biết: "Tại châu Âu, trước và sau khi xuất bản, nhà xuất bản luôn biết cách tạo ra sự hấp dẫn của cuốn sách mới ra. Điều đó tạo nên động lực cho các nhà văn mong muốn tạo ra những tác phẩm bán chạy nhất. Có tác giả phải đến đầu sách thứ 84 mới có một tác phẩm bán chạy, có người phải mất đến 20 năm mới cho ra đời được cuốn sách nổi danh. Vì thế, số tác giả có lượng phát hành 1 triệu bản là rất ít ở một đất nước chỉ có 5,5 triệu người như Na Uy…".

Điều đó cho thấy ảnh hưởng của truyền thông tới mối quan tâm của bạn đọc đối với các tác phẩm văn học trinh thám quan trọng như thế nào. Nhà văn Di Li cũng chia sẻ quan điểm này khi cho rằng, hiện nay bạn đọc đang quan tâm đến các tác phẩm nhiều hơn qua các kênh truyền thông.

Các diễn giả cho rằng, yếu tố làm nên màu sắc riêng của văn học trinh thám Việt Nam là bản sắc riêng. Độc giả chờ đợi các tác phẩm trinh thám với bối cảnh Việt, văn hóa Việt, câu chuyện Việt cùng những yếu tố khiến người đọc nhận ra ngay một tác phẩm xuất phát từ văn hóa Việt.

Nhà văn Đức Anh cho rằng, nếu kết hợp được yếu tố bản địa cùng các kỹ thuật viết truyện trinh thám hiện đại của nước ngoài, văn học trinh thám Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Thực tế cũng cho thấy những năm gần đây bạn đọc quan tâm nhiều hơn đến các tác phẩm trinh thám Việt.

Một số tác giả được yêu thích có thể kể đến như Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú, Di Li, Đức Anh, Kim Tam Long … Các tác phẩm trinh thám mới ra gần đây như "Ngủ cùng người chết” hay "Trại Hoa đỏ”, "Câu lạc bộ số 7”… được tái bản đều được người đọc hồ hởi đón nhận.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều kêu gọi các tác giả dấn thân vào viết văn học trinh thám: "Tại sao chúng ta không viết nhiều về đề tài này trong khi đây là "mảnh đất màu mỡ” để các tác giả khai thác, đặc biệt là những cây bút trẻ. Tôi cảm thông với việc đây là thể loại khó, cần nhiều thời gian để tư duy, nhưng khó không có nghĩa là không dám làm.

Tôi kêu gọi các tác giả hãy dám dấn thân viết văn học trinh thám, nếu chưa được xuất bản thành sách in thì hãy xuất bản online. Miễn là viết không đi ngược lại những giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của quốc gia. Tôi tin nếu có tác phẩm chất lượng, nhà xuất bản sẽ tự tìm đến nhà văn chứ nhà văn không phải "lóc cóc” đi tìm đơn vị phát hành để làm bệ phóng cho tác phẩm của mình”.

Theo Nhandan.com.vn



Các tin khác


Trung tâm, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập 

(HBĐT) - Chiều 12/9, tại Hà Nội, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập (2007 - 2022) và đón nhận bằng khen các cấp. Đại diện tỉnh Hòa Bình có đoàn công tác của đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đến dự và chúc mừng.

Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III tại Điện Biên

Với chủ đề "Thắm tình hữu nghị - Hướng tới tương lai", Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, diễn ra từ ngày 1 - 3/10/2022, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với tỉnh Điện Biên, các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh có chung tuyến biên giới với nước bạn Lào tổ chức.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Mường Bi

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc tự hào là một trong những cái nôi của người Mường, địa danh tiêu biểu đã đi vào sử thi đất Mường từ thời "Đẻ đất, đẻ nước” với tên gọi Mường Bi. Trong những năm qua, Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng với đó, nhiều chính sách về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn tích cực triển khai.

Di tích văn hóa Hòa Bình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số di tích Văn hóa Hòa Bình (VHHB) tại tỉnh Hòa Bình có trên 120 di tích. Về niên đại của VHHB được chia làm 3 thời kỳ: Niên đại Hòa Bình sớm, hay tiền Hòa Bình, có niên đại trên 30.000 - 20.000 năm cách ngày nay (Hòa Bình chưa tìm thấy di tích nằm trong khung niên đại này); niên đại của Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống có niên đại trên 20.000 năm đến trên 10.000 năm cách ngày nay. Ở Hòa Bình ít loại di tích nhóm này, tiêu biểu là mái đá Làng Vành, hang Khoài, hang xóm Trại; niên đại Hòa Bình muộn, khoảng trên 10.000 năm đến 7.000 - 7.500 năm cách ngày nay, nhóm này Hòa Bình chiếm đa phần.

Khám phá các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở vùng đất thượng võ Bình Định

(HBĐT) - Không chỉ là nơi biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng, tỉnh Bình Định còn có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng, địa danh ghi dấu bao chiến công hiển hách của người Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, của quân dân Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Xã Phú Nghĩa: Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân

(HBĐT) - Xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khu dân cư với 2.464 hộ, 9.269 nhân khẩu, 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện cho giao thương, phát triển KT-XH. Đặc biệt, có 2 khu di tích quốc gia là di tích Nhà máy in tiền và di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh quần thể hang động chùa Tiên thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm. Trên địa bàn hiện có 13 cơ sở tín ngưỡng (CSTN) đang hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục