Nhân kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2022), tối 4/11, Hội hữu nghị Việt - Nga thành phố Hà Nội đã tổ chức Liên hoan văn nghệ "Tình khúc Bạch Dương năm 2022".

Đây cũng là hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội lần thứ VI nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Chú thích ảnh

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko phát biểu tại Liên hoan. 
Phát biểu khai mạc Liên hoan, ông Đường Hoài Nam, Bí thư Quận ủy Long Biên, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Nga thành phố Hà Nội cho biết, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga có bề dày lịch sử. Hơn 70 năm trước, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Kể từ đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và với Liên bang Nga ngày nay luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua nhiều thử thách và biến động của tình hình thế giới cũng như sự phát triển của mỗi nước. 

"Trong sâu thẳm nhiều người Việt Nam, nước Nga luôn là một hình ảnh đẹp, con người Nga đôn hậu, chân tình. Sự kiện này sẽ là dịp để những người từng sinh sống và học tập tại Nga được gặp lại nhau, được ôn lại tuổi thanh xuân đầy hoài bão của mình. Dù thời gian có đi qua, nhưng tình cảm dành cho nước Nga của nhiều người trong số họ vẫn rất sâu đậm", ông Đường Hoài Nam chia sẻ.

Chú thích ảnh

Tiết mục hát múa "Trống Nga" của Chi hội trái tim nước Nga Xô Viết biểu diễn tại Liên hoan. 

Liên hoan diễn ra tưng bừng với nhiều tiết mục nghệ thuật đến từ các chi hội tiêu biểu của Hội hữu nghị Việt - Nga thành phố Hà Nội và các đơn vị như Đại sứ quán Nga, Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao quận Hoàn Kiếm, quận Long Biên, Đoàn nghệ thuật Doanh nhân UNESCO và Học viện Kỹ thuật Quân sự. Các tiết mục tràn đầy sự ca ngợi tình yêu, đất nước, con người Việt Nam và Liên bang Nga , như: Múa "Triệu bông hồng", đơn ca "Khúc chim họa mi", hòa tấu nhạc cụ dân tộc "Vui ngày hội"...

Xúc động chia sẻ về vai trò và ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko khẳng định, trong hơn 70 năm, Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên và gần gũi nhất của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hợp tác Nga - Việt dựa trên truyền thống nhiều năm, được xây dựng trên nguyên tắc hữu nghị, lợi ích chung và hỗ trợ lẫn nhau.

"Ngày nay, thế giới đang diễn ra những thay đổi địa chính trị, song tôi tin rằng, quan hệ Nga - Việt đã được thử thách qua thời gian sẽ tiếp tục phát triển tích cực trong khuôn khổ các thỏa thuận ở cấp cao nhất và trên tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", Đại sứ Gennady Stepanovich Bezdetko nhấn mạnh.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…

Thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị các di chỉ tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có vị trí quan trọng là vùng chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi, chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển không gian văn hóa của đất và người nơi đây. Từ những đặc điểm về địa hình và sông ngòi cùng với sự tác động của khí hậu đến địa hình thông qua quá trình cac-xtơ hóa đã tạo nên các hang động, đồng thời hình thành nên các đồng bằng nhỏ xen kẽ các dãy núi tạo nên một vùng đất cổ với hệ động, thực vật phong phú. Do vậy, ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh tụ trên mảnh đất Hoà Bình, để lại một nền văn hoá nổi tiếng: Văn hoá Hoà Bình.

Khai giảng lớp truyền dạy Chiêng Mường tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong phối hợp với Phòng VH&TT huyện vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy Chiêng Mường cho 50 học sinh của nhà trường và ra mắt CLB "Giữ gìn bản sắc văn hoá Mường Thàng”.

Khẳng định giá trị di tích khảo cổ học

(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình (VHHB) đã được nhà khảo cổ học Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Mường Động

(HBĐT) - Không chỉ được tạo hóa ưu ái ban cho nguồn nước khoáng thiên nhiên quý giá, Nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi còn tự hào là 1 trong 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) giàu bản sắc văn hóa.

Hang Bưng – Di chỉ khảo cổ quan trọng của nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Thuộc địa phận xóm Nẻ, xã Suối Hoa (Tân Lạc), hang Bưng nằm trong lòng dãy núi Đắng. Đây là di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình được xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số 15/2003/QĐ-BVHTT ngày 14/4/2003 của Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục