(HBĐT) - Thuộc địa phận xóm Nẻ, xã Suối Hoa (Tân Lạc), hang Bưng nằm trong lòng dãy núi Đắng. Đây là di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình được xếp hạng cấp Quốc gia tại Quyết định số 15/2003/QĐ-BVHTT ngày 14/4/2003 của Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).



Hiện nay, di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình hang Bưng vẫn còn lại dấu vết của các hố khai quật.

Cùng anh Bùi Văn Minh, công chức Văn hóa – xã hội xã Suối Hoa, tôi được đến hang Bưng. Đường lên hang tương đối thuận tiện, có các bậc đá dốc dọc theo sườn núi, nhưng cũng có một số đoạn khó đi. Anh Minh chia sẻ: "Việc phát hiện di tích khảo cổ học tại hang Bưng có ý nghĩa quan trọng, đồng thời là niềm tự hào của Nhân dân trong xã. Đây là tài sản vô giá của dân tộc, bởi vậy việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình hang Bưng là trách nhiệm của mỗi cá nhân”.

Hang Bưng là loại hình di tích khảo cổ, thuộc loại di tích hang động trong các dãy núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình. Hang có diện tích rất lớn, cửa quay về hướng Nam, nằm cao so với mặt ruộng trước cửa hang khoảng 40m. Cửa hang rộng 8m, cao 7,6m, vòm hang chỗ cao nhất là 11m, chỗ thấp nhất là 2,2m. Hang có chiều dài 41m, chỗ rộng nhất 12m, chỗ hẹp nhất 4,2m. Hang có tổng diện tích khoảng 366m2. Nền dốc thoai thoải từ trong ra ngoài.

Tháng 4/1973, Ty Văn hóa Hòa Bình phối hợp với Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật hang Bưng với 2 hố (hố 1 có diện tích khai quật là 48m2 và hố 2 có diện tích khai quật là 15m2). Di vật được tìm thấy ở hang Bưng rất phong phú, đặc biệt là số lượng lớn các loại nạo, mang nhiều đặc trưng về hình dáng gần gũi với những loại nạo của Văn hóa Sơn Vi, một nền văn hóa được coi là trước Văn hóa Hòa Bình. Đặc trưng là các loại nạo lưỡi ngắn, nạo lưỡi dài và nạo 1/4 hòn cuội có hình bầu dục thường thấy ở Văn hóa Sơn Vi.  Tuy nhiên về nguyên liệu và kỹ thuật chế tác không hoàn toàn giống nhau. Điều đáng chú ý là sự xuất hiện và tồn tại của một số lượng lớn các loại mảnh tước có diện ghè hình cánh chim bay rất điển hình mà từ trước tới nay chưa từng biết đến. Qua kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy, hang Bưng là di chỉ khảo cổ có niên đại ít nhất trên 10.000 năm và có thể lên đến 13.000 năm. Việc phát hiện ra hang Bưng là lần đầu tiên phát hiện được những di tích khảo cổ học có giá trị thuộc nền Văn hóa Hòa Bình. Điều này đã bổ sung thêm tài liệu về những di tích của Văn hóa Hòa Bình. Đây là di chỉ khảo cổ quan trọng có giá trị lớn về công tác nghiên cứu và thăm quan về một nền văn hóa tiền sử nổi tiếng Văn hóa Hòa Bình. Cũng như nhiều địa điểm khác của nền Văn hóa Hòa Bình, hang Bưng có tính chất là một di chỉ cư trú lâu dài, việc chế tác công cụ được tiến hành tại chỗ và cũng là nơi chôn cất người chết.

Là một di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình được xếp hạng cấp Quốc gia, bởi vậy mà những năm qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Suối Hoa luôn quan tâm, bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ. Đồng chí Đinh Văn Bượng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Di tích khảo cổ học có vai trò rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Hang Bưng là di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình được xếp hạng cấp Quốc gia thuộc địa bàn xóm Nẻ. Nhằm phát huy giá trị di tích khảo cổ của hang Bưng, cấp ủy, chính quyền xã đã tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của Nhân dân, hiểu đúng và đầy đủ về giá trị của di tích, có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn di tích. Nhờ đó mà từ khi được khai quật đến nay, di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình hang Bưng và các hố khai quật không có dấu hiệu bị xâm phạm, vẫn được giữ nguyên hiện trạng”.

Trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần có nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa để bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích khảo cổ học Văn hóa Hòa Bình hang Bưng, góp phần phục vụ công tác nghiên cứu khảo cổ học.

Linh Nhật

Các tin khác


15 danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết bằng thư pháp Hàn Quốc

Sáng 27/10, Cuộc thi viết "Danh ngôn Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc” do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Ra mắt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khóa V, nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 26/10/2022, Lễ ra mắt Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khóa V, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tổ chức tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Mời bạn đọc gửi tác phẩm cho Báo Hòa Bình Xuân Quý Mão- 2023

(HBĐT) - Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng mùa xuân mới, Báo Hòa Bình xuất bản ấn phẩm đặc biệt Xuân Quý Mão - 2023. Ban Biên tập (BBT) Báo Hòa Bình kính mời các nhà báo, nhà nghiên cứu, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài, thơ, truyện ngắn… và gửi tranh, ảnh cho số báo xuân.

Giải mã hình khắc trên đá tại suối Cỏ, xã Mỹ Thành

(HBĐT) - Mới đây, Sở VH-TT&DL phối hợp Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á thực hiện thám sát, nghiên cứu hình khắc trên đá tại suối Cỏ, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Đây là những hình khắc không phải tùy tiện mà có ý thức và kỹ năng rất rõ ràng, liên quan đến tín ngưỡng cổ truyền của các cộng đồng cư dân cổ xưa sinh sống quanh vùng sơn khối lõi của tỉnh, nơi phân bố nhiều di tích gốc của Văn hóa Hòa Bình có niên đại trên 20 nghìn năm trước.

Đồng bào Chăm Ninh Thuận tưng bừng đón Lễ hội Katê

Sáng 24/10 (tức ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn và du khách tập trung về Di tích Quốc gia đặc biệt tháp Pô Klong Garai, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức đón mừng lễ hội Katê năm 2022.

Hội thi "Tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho giáo viên và học sinh, sinh viên” năm 2022.

(HBĐT) - Ngày 23/10, Công đoàn ngành Giáo dục và Công đoàn ngành Y tế tỉnh phối hợp tổ chức Hội thi "Tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) cho giáo viên và học sinh, sinh viên” năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục