(HBĐT) - Với sứ mệnh giữ gìn tốt nhất và phát huy cao nhất những giá trị về khoa học, đạo đức, ý chí và bản sắc của các nhà khoa học Việt Nam, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (gọi chung là MEDDOM) tại huyện Cao Phong đã và đang trở thành "lâu đài” lưu giữ những giá trị của quá khứ, hướng đến những điều tốt đẹp cho tương lai.


Học sinh trường THPT chuyên, ĐHSP Hà Nội thăm quan các tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học được trưng bày tại Bảo tàng di sản các nhà khoa học Việt Nam tại MEDDOM.

MEDDOM được sáng lập dựa trên mong muốn lưu giữ lại những lời phê, bút tích của thầy, cô trên bản luận án của cá nhân GS, TS, anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí. Năm 2004, ông khi đó là Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư đã cùng các thành viên sáng lập Tập đoàn Y tế MED Group quyết định tự nguyện đầu tư xây dựng, gánh vác trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản của các nhà khoa học Việt Nam. 2,7 ha đất tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) là địa điểm được ông lựa chọn để xây dựng Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sỹ Việt Nam, tiền thân của MEDDOM ngày nay.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí chia sẻ: Sau khi được thành lập, tháng 5/2010, MEDDOM đã tiếp nhận bộ sưu tập tài liệu hiện vật đầu tiên của GS, TSKH Nguyễn Văn Nhân mở đường cho hàng chục bộ sưu tập tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học khác như các giáo sư: Tôn Thất Tùng, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Văn Chiển, Đoàn Trọng Truyến, Phạm Đức Dương, Đặng Huy Huỳnh… Năm 2011, chúng tôi xuất bản ấn phẩm đầu tiên "Di sản ký ức của nhà khoa học” và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của các nhà khoa học. Qua đó đánh dấu bước phát triển trong hoạt động phát huy giá trị di sản của MEDDOM. Cũng từ đây, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu, sưu tầm vào các tỉnh, thành phố phía Nam. Việc phát huy mạnh mẽ giá trị di sản các nhà khoa học được triển khai ngày càng bài bản, phong phú hơn.

Đến nay, MEDDOM đã tiếp cận và nghiên cứu gần 3.000 nhà khoa học ở tất cả các chuyên ngành, lĩnh vực khoa học; sưu tầm gần 1 triệu tài liệu hiện vật, hàng trăm nghìn phút ghi âm, ghi hình ký ức, câu chuyện của các nhà khoa học Việt Nam. Đây là khối di sản "khổng lồ” có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử cuộc đời các nhà khoa học, lịch sử các ngành, lĩnh vực khoa học, lịch sử giáo dục, chính trị - xã hội… 

Bên cạnh việc sưu tầm, lưu trữ và bảo tồn di sản các nhà khoa học, công tác nghiên cứu, phát huy giá trị của di sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được MEDDOM chú trọng. Đến nay, MEDDOM đã xuất bản hàng chục ấn phẩm liên quan đến các nhà khoa học, như các bộ sách: "Di sản ký ức của nhà khoa học”, "Những câu chuyện hiện vật”, "Hồ sơ những hạt giống bí mật”, "Muôn nẻo đường đến thành công”… Cùng hàng chục buổi trưng bày, triển lãm như: "Khát vọng học hỏi và sáng tạo”, "Thẳm sâu trong từng kỷ vật”, "Chuyện nghề địa chất”, "Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”… đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách thăm quan, tìm hiểu. 

Những tài liệu, hiện vật thuộc nhiều lĩnh vực khoa học đã trở thành khối di sản vô giá, minh chứng cho lịch sử phát triển của nền khoa học cũng như lịch sử phát triển của đất nước. Bên cạnh việc cần mẫn sưu tầm, bảo quản cẩn thận tài liệu, hiện vật, MEDDOM còn xác định trách nhiệm phát huy giá trị của các khối di sản đó. 

Trong không gian mang đậm lịch sử văn hóa của xứ Mường, MEDDOM như một "lâu đài” lưu giữ những giá trị của quá khứ để hướng đến những điều tốt đẹp cho tương lai. Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hóa, Giám đốc điều hành MEDDOM cho biết: Trong chặng đường sắp tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để tổ chức trưng bày câu chuyện của các nhà khoa học. Xây dựng ngân hàng dữ liệu và áp dụng các công nghệ của chuyển đổi số để tiến tới đưa các dữ liệu và phục vụ cho khách thăm quan. Thiết kế và xây dựng các hoạt động giáo dục di sản dành cho nhiều đối tượng, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, MEDDOM hiện đã phát triển thành tổ hợp di sản, văn hóa, vui chơi, nghỉ dưỡng phù hợp cho mọi đối tượng trong không gian rộng 34 ha.

Minh Tuấn
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong)

Các tin khác


“Sắc màu cuộc sống” trong triển lãm tranh Nguyễn Minh Sơn

Chiều 2/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Sắc màu cuộc sống”, giới thiệu đến công chúng yêu hội họa 50 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…

Thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị các di chỉ tiêu biểu về nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có vị trí quan trọng là vùng chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi, chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển không gian văn hóa của đất và người nơi đây. Từ những đặc điểm về địa hình và sông ngòi cùng với sự tác động của khí hậu đến địa hình thông qua quá trình cac-xtơ hóa đã tạo nên các hang động, đồng thời hình thành nên các đồng bằng nhỏ xen kẽ các dãy núi tạo nên một vùng đất cổ với hệ động, thực vật phong phú. Do vậy, ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh tụ trên mảnh đất Hoà Bình, để lại một nền văn hoá nổi tiếng: Văn hoá Hoà Bình.

Khai giảng lớp truyền dạy Chiêng Mường tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong phối hợp với Phòng VH&TT huyện vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy Chiêng Mường cho 50 học sinh của nhà trường và ra mắt CLB "Giữ gìn bản sắc văn hoá Mường Thàng”.

Khẳng định giá trị di tích khảo cổ học

(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình (VHHB) đã được nhà khảo cổ học Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Mường Động

(HBĐT) - Không chỉ được tạo hóa ưu ái ban cho nguồn nước khoáng thiên nhiên quý giá, Nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi còn tự hào là 1 trong 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) giàu bản sắc văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục