Thấu hiểu được quyền năng cùng giá trị bất biến của sách và việc đọc sách, Unesco đã lấy ngày ngày 23/4 hàng năm là "Ngày sách và bản quyền thế giới”.
Ngày hội đọc sách Việt Nam được Bộ VH-TT&DL tổ chức định kỳ vào ngày 23/4 ngày càng thu hút sự chú ý, tham dự của đông đảo độc giả, nhất là giới trẻ.
Đọc đã trở thành nhu cầu của con người, một phương tiện hiệu quả để bồi bổ tri thức, nâng cao thẩm mỹ và bồi đắp tâm hồn cho mỗi cá nhân. Sách và đọc sách vẫn tồn tại như một phần tất yếu của cuộc sống hôm nay. Đọc phải trở thành nét văn hóa, trở thành nhu cầu sự ham muốn tránh thú vui không bổ ích.
Văn hóa đọc giúp ta có thể sống cùng một lúc ở quá khứ, hiện tại và tương lai, làm cho đời sống ý nghĩa và phong phú.
Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Văn hóa còn thì dân tộc còn”, điều đó nhắc nhở bảo vệ văn hóa mà đọc cũng là một hình thái duy trì nền văn hóa của dân tộc, tạo cho người đọc một niềm tin chiến lược. Sự tích lũy lâu năm có một tủ sách đến hàng nghìn cuốn là một sở thích, một nhu cầu nên khi cần tham khảo, tra cứu một vấn đề gì là có sách.
Nhắc đến văn hóa đọc, nhiều người cho rằng chỉ cần mở máy, lên mạng là đủ tin tức. Điều đó là đúng vì những tin ấy người đọc phải có trình độ để lựa chọn những tin không lành mạnh. Đọc sách tử tế là tạo cho mình một nền tảng văn hóa sự kết nối lịch sử và hiện tại tạo cảm hứng cho đời sống đương đại.
Với nghề nghiệp trải qua, tôi đã tích lũy được một tủ sách. Khi đọc gặp đoạn hay tôi thường có thói quen ghi chép vào sổ tay để ghi nhớ. Tính ham đọc đã lôi cuốn con cháu, trên kệ sách hôm nay mặc dù có nhiều cuốn đã sờn gáy như những cuốn: Lép – Tôn s.tôi, Viên đại úy, Rùa trâu, Những người khốn khổ, Tắt đèn, Sống mòn... đến những danh nhân Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ. Những cuốn sách về Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Đọc sách giúp quá trình ký ức phát triển, qua nhận thức con người khi đọc phải trải qua ba giai đoạn: Ghi nhớ, nhớ lại và hiện lại, trong đó hiện lại là khâu quan trọng trong quá trình ký ức của con người.
Đọc sách không chỉ giải quyết vấn đề tìm hiểu cách vượt qua khó khăn mà còn giúp khôn ngoan hơn trong ứng xử, giao tiếp.
Lê nin đã từng nói: "Không có sách thì không có tri thức”. Con người không đọc sách thì tâm hồn sẽ nghèo nàn. Đọc sách tốt, tử tế là nguồn bổ sung tri thức, xây dựng nhân cách.
Văn Song (TTV)
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 (Chương trình).