(HBĐT) - Vừa kết thúc buổi lên hình chương trình trang tin địa phương, chị Đỗ Phương Nam, phóng viên Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong quay ra đọc chương trình phát thanh của huyện để phát vào 17h và chuẩn bị kịch bản, nội dung cho buổi đi ghi hình phóng sự hôm sau tại xã Tây Phong.


Phóng viên Trung tâm VH,TT&TT Cao Phong tác nghiệp tại Trung tâm y tế huyện 

Chị Nam chia sẻ: Gần 20 năm gắn bó với nghề, tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người và hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống. Đó là động lực để chúng tôi luôn cố gắng có những tác phẩm chất lượng đưa đến khán thính giả nhanh, chính xác và hiệu quả nhất.

Anh Nguyễn Minh Tuấn, phóng viên Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong chia sẻ thêm: Không như những phóng viên T.Ư, tỉnh, số lượng phóng viên các Trung tâm VH-TT&TT huyện thường ít, hoạt động tác nghiệp trong điều kiện cơ sở vật chất hạn chế hơn và phải kiêm nhiệm nhiều việc nên đòi hỏi mỗi phóng viên không chỉ nhiệt tình mà còn năng động, chịu khó học hỏi để có thể hoàn thành các chương trình đột xuất tốt nhất. Có những chuyến đi tác nghiệp tại vùng lũ, thiên tai, có phóng viên vừa phải quay hình, phỏng vấn, viết lời và đi quay về thì phải dựng luôn cho kịp tính thời sự. Khó khăn là vậy, nhưng chúng tôi luôn động viên nhau cùng cố gắng để góp phần phản ánh chân thực nhất những vấn đề, sự kiện của địa phương.

Hiện nay, Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong thực hiện sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt trên hệ thống loa truyền thanh; thiết bị phát sóngphát thanh, truyền hình được trang bị nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở…; tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài THVN, Đài PT-TH tỉnh… Đồng chí Nguyễn Phúc Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện cho biết: Những năm qua, tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm VH-TT&TT huyện không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời các sự kiện chính trị - xã hội. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, để phóng viên bắt nhịp và có tác phẩm chất lượng, lãnh đạo Trung tâm luôn động viên, khuyến khích anh em vừa làm, vừa học hỏi, tạo điều kiện tốt nhất giúp anh em tham gia học tập chuyên môn, nghiệp vụ báo chí. Mặc dù nhân lực mỏng, lượng công việc lớn, song bằng lòng yêu nghề, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên luôn nỗ lực cố gắng, động viên, giúp đỡ nhau và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phản ánh đúng, đủ, kịp thời các sự kiện diễn ra trên địa bàn huyện.

Năm 2022, Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong thực hiện được 148 chương trình truyền thanh với trên 1.350 tin, bài, phóng sự; 650 tin, bài, phóng sự truyền hình phát trên trang Website của Trung tâm; xây dựng 6 phóng sự chuyên đề; thực hiện trên 100 mục và chuyên mục trên sóng phát thanh; thực hiện 55 trang tin truyền hình, 500 tin, bài truyền hình và phát thanh phát trên Đài PT&TH tỉnh; thực hiện gần 50 chuyên mục "Tiếng nói miền quê" truyền hình và chuyên mục phát thanh tiếng nói từ các địa phương trong tỉnh… Ngoài ra, Trung tâm tiếp và phát sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài PT&TH tỉnh và Đài huyện được 1.620 giờ.

Vượt qua khó khăn, vất vả, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong luôn yêu nghề, sâu sát cơ sở, kịp thời phán ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong huyện trên các phương tiện truyền thông và trở thành cầu nối giữa Đảng với nhân dân.


Đ.H


Các tin khác


Liên hoan trình tấu chiêng và hát dân ca, dân vũ dân tộc Mường lần thứ I, năm 2023

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa tổ chức Liên hoan trình tấu chiêng và hát dân ca, dân vũ dân tộc Mường lần thứ I, năm 2023.

Hà Nội tạo sự bền vững cho du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng dù không mới nhưng ngày càng trở nên hấp dẫn khi du khách đã quá quen thuộc với các sản phẩm du lịch truyền thống.

Chất Mường ở bản Đon trên đất bạn Lào

(HBĐT) - Theo thống kê do Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Hủa Phăn (Lào) thì người Mường ở bản Đon, huyện Sầm Nưa có 103 hộ, trên 800 nhân khẩu. Trong số này chiếm trên 90% là dân tộc Mường, số còn lại là con gái người Lào về làm dâu người Mường. Được biết, nhóm người Mường này từ Việt Nam di cư vào Lào từ những năm đầu của thế kỷ XVIII, di cư làm nhiều đợt rồi ổn định cho đến nay. Từ ngày họ đặt chân lên đất Lào cho đến nay cũng trên 300 năm (hoặc có thể ít hơn) và đã thành một bộ phận tộc người cấu tạo nên dân tộc quốc gia Lào. Điều tuyệt vời ở bản Đon là sau nhiều trăm năm, cộng đồng dân cư ở đây vẫn luôn nhận mình là người Mường, nguồn gốc từ Việt Nam.

“Ngôi nhà chung” của những người hát tiếng Mường Mường Khụ

(HBĐT) - 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do của huyện Lạc Sơn được gắn với địa danh vùng đất cổ Mường Khụ. Nơi đây còn lưu giữ đậm nét văn hoá truyền thống dân tộc Mường mà tiêu biểu hơn cả là hát dân ca, hát đối giao duyên, thường rang, bộ mẹng. Tháng 9/2020, câu lạc bộ (CLB) hát tiếng Mường Mường Khụ chính thức ra mắt, trở thành "ngôi nhà chung” của những người con vùng Mường Khụ dành tình yêu đặc biệt với hát tiếng Mường.   

Triển lãm tranh cổ động Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc

Sáng 6/6, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động toàn quốc, tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), thu hút đông đảo cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tham dự.

Tạo lập thị trường nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp

Chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ cuốn theo sự nhập cuộc của nghệ thuật nhiếp ảnh như một mắt xích trong mối liên hệ giữa công nghệ và các loại hình nghệ thuật thị giác. Nhiếp ảnh đang trong xu thế phát triển độc lập như một lĩnh vực nghệ thuật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục