Từ ngày 2 đến 8/8 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, The Muse Art tổ chức Triển lãm "Dạo bước qua vùng đất của sơn mài” với sự tham gia của 10 họa sĩ tên tuổi.
Tiến sĩ, họa sĩ Triệu Khắc Tiến. (Ảnh: The Muse Art)
Triển lãm trưng bày gần 30 tác phẩm sơn mài do các họa sĩ ủng hộ và đóng góp. Nhiều họa sĩ tên tuổi đã góp tác phẩm của mình cho triển lãm như Tiến sĩ chuyên ngành sơn mài Triệu Khắc Tiến, nhà nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Phan Cẩm Thượng, hoạ sĩ Lý Trực Sơn - nhà sáng lập nhóm "Sơn Ta”, các họa sĩ Nguyễn Thị Quế, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Xuân Lục… cùng rất nhiều họa sĩ đã tham gia triển lãm quốc tế và hoạt động sáng tác hàng chục năm trong lĩnh vực này.
Không chỉ trưng bày các tác phẩm sơn mài tiêu biểu của nghệ sĩ, trong khuôn khổ triển lãm, The Muse team còn tổ chức hoạt động tìm hiểu, chia sẻ về nghệ thuật sơn mài - "đặc sản” của mỹ thuật Việt qua các buổi art tour dưới sự hướng dẫn của giám tuyển Vân Vi - nhà đồng sáng lập của The Muse Art space và nhà nghiên cứu nghệ thuật Trần Thu Huyền.
Chia sẻ về triển lãm, giám tuyển Vân Vi cho biết, sơn ta đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng chỉ kể từ khi có Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925, các họa sĩ mới bắt đầu đưa chất liệu này từ mỹ nghệ vào sáng tác. Các thế hệ đầu tiên của mỹ thuật sơn mài Đông Dương có thể kể đến họa sĩ Nguyễn Gia Trí, các thế hệ sau như Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Trù, Phạm Hậu, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm… đều là những bậc tài danh trong nghệ thuật sơn mài.
"Vậy thì câu hỏi đặt ra là thế hệ thứ 4 của sơn mài đang thực hiện những điều gì? Và cái đang tiếp diễn có thể sẽ đóng vai trò như thế nào? Chúng tôi không mong sẽ trả lời được câu hỏi ấy, mà muốn đặt câu hỏi thành một vấn đề qua việc trưng bày tranh của các "môn phái” sơn mài miền bắc.
Khi dạo bước ta không thấy hết chi tiết, thậm chí cũng chẳng phải là toàn cảnh, nhưng ít nhất ta có đủ tĩnh lặng để nhìn nhận. Vì thế triển lãm này có thể sẽ thiếu tên của một số họa sĩ quan trọng, đó là nhiệm vụ xa hơn của các nhà nghiên cứu nghệ thuật” – giám tuyển Vân Vi chia sẻ.
Nói về các họa sĩ tham gia triển lãm, giám tuyển Vân Vi nhận xét: "Những nghệ sĩ này đều đang khai phá sơn mài theo cách riêng của bản thân mình. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng, thậm chí hoàn toàn trái ngược, kế thừa cổ truyền hay bác bỏ, để chất liệu dẫn dắt, làm chủ hay hội thoại, phải quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá, hay là cứ khai phá rồi sẽ tìm tiếp… và chúng tôi dành toàn bộ sự thưởng thức thành quả nghệ thuật của họ, cùng những sự thống nhất, cũng như khác biệt cho người xem đánh giá”.
Theo Nhandan.com.vn
(HBĐT) - Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Nằm trong khuôn viên của tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, quận Cầu Giấy (Hà Nội), Bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lớn lao của lịch sử báo chí mà còn là lịch sử của đất nước, của dân tộc. Đây là điểm đến đầy tự hào, di sản quý báu với những người làm báo.
Ngay khi vào hè, Đoàn Thanh niên xã Nà Phòn (Mai Châu) đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè, lồng ghép tuyên truyền, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục cho trẻ em trên địa bàn. Thông qua các buổi tuyên truyền giúp thiếu niên, nhi đồng có những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh đuối nước để tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè khi gặp sự cố. Đây là hoạt động thiết thực góp phần vào công tác phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong Nhân dân. Với nhiều hoạt động phong phú, các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ, đội văn nghệ quần chúng được thành lập không chỉ tạo sân chơi cho những người đam mê, yêu văn nghệ mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - Những năm qua, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân thực hiện các giải pháp cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường, gắn với việc quảng bá tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Ngày 25/7, Sở VH-TT&DL tổ chức tiếp nhận tư liệu, hiện vật Trung đoàn 52 Tây Tiến do thân nhân bộ đội Tây Tiến hiến tặng Bảo tàng tỉnh Hoà Bình.
Hào hùng mà lãng mạn, bi tráng mà vẫn đầy chất thơ, ấy là dấu ấn đặc biệt mà vở chèo "Mưa đỏ” để lại trong lòng khán giả sau đêm công diễn tối 22/7 tại Nhà hát thành phố Hải Phòng.