"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng trí, chơi cây dưỡng thần”. Thú chơi cá và thủy sinh không chỉ trang trí cho không gian ngôi nhà thêm sức sống tươi mới, trong lành, gần gũi với thiên nhiên, mà còn rèn luyện cho con người tính tỉ mỉ, kiên nhẫn và sức sáng tạo vô tận, mang lại sự thư thái, bình yên trong cuộc sống hiện đại hối hả.


Anh Hoàng Trọng Tâm, chủ cửa hàng Tâm cá cảnh phường Phương Lâm, TP Hòa Bình thiết kế bể thủy sinh cho khách.

Anh Nguyễn Anh Quân ở phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình biết đến bể thủy sinh qua các nhà hàng, quán cà phê anh hay đến. Thấy thích nên tìm hiểu, rồi mê lúc nào không hay. Bể thủy sinh đầu tiên anh tự sáng tạo bằng vật liệu tự chế mua ở cửa hàng cá cảnh. Anh Quân cho biết: Chơi thủy sinh được hiểu đơn giản là thu gọn không gian, mô phỏng thiên nhiên vào một bể nước bằng thực vật thủy sinh. Bể thủy sinh khác với bể cá cảnh đơn thuần bởi nó chủ yếu là những mảng cây trồng nên đòi hỏi đảm bảo các điều kiện như: ánh sáng, dinh dưỡng, lọc nước… để tạo môi trường cho cây phát triển. Một số loại cá cảnh, tép cảnh đưa vào bể với mục đích trang trí cho thêm sinh động. Có những bể chơi phong trào làm sẵn giá chỉ vài trăm nghìn đồng. Cũng có nhiều bể làm theo yêu cầu riêng với cách bài trí độc lạ, sinh vật cảnh đa dạng cần đầu tư khá lớn về thời gian, sự sáng tạo và tài chính. Bể thủy sinh luôn có sự chuyển động, thay đổi, do vậy người chơi phải quan sát, chăm sóc rất công phu.

Là người trẻ nhưng anh Trần Văn Công ở phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình đã chơi thủy sinh từ lâu. Trong ngôi nhà của anh, bể thủy sinh được trang trí là điểm nhấn như một bức tranh thủy mặc dưới thủy cung. Bên cạnh những giống cây thủy sinh độc còn có nhiều loại cá đắt đỏ như kim long quá bối, cá hổ Sumada, La Hán… Anh Công cho biết: Tôi có đam mê nuôi cá từ bé nên thú chơi thủy sinh đến với tôi khá đơn giản và tự nhiên. Nhờ mạng xã hội và Hội thủy sinh, cá cảnh, chúng tôi có thêm nhiều điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Mỗi người chơi thỏa sức sáng tạo, tạo nên          tác phẩm riêng, thể hiện ý tưởng, phong cách cá nhân. Ngoài những phong cách đơn giản, có điểm nhấn mô phỏng cảm giác đúng như phong cảnh ngoài tự nhiên được nhiều người lựa chọn. Nhờ những bể thủy sinh, không gian sống của gia đình cũng tạo cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. Bể thủy sinh không đơn thuần là thú chơi mà đã trở thành thói quen tích cực trong cuộc sống của tôi.

Một trong những địa chỉ đáng tin cậy, kết nối nhiều người chơi cá, chơi thủy sinh là cửa hàng Tâm cá cảnh ở đường Mạc Thị Bưởi, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình. Anh Hoàng Trọng Tâm chủ cửa hàng cho biết: Bể thủy sinh khác với bể cá cảnh đơn thuần, chủ yếu là những mảng cây trồng, đá, gỗ lũa, cát… theo phong cách từng người, đòi hỏi các điều kiện như ánh sáng, dinh dưỡng, lọc nước…, trong đó lọc nước là quan trọng nhất. Muốn cây thủy sinh phát triển khỏe mạnh thì phải có một bộ lọc nước tốt, tạo nên hệ vinh sinh ổn định cho bể thủy sinh. Để làm bể thủy sinh cần có những thứ thiết yếu như: bể kính, máy lọc nước, đèn chiếu sáng, phân nền, đá, lũa, khi bố cục hoàn chỉnh mới đặt cây thủy sinh và cho nước, cá. Thiết kế bể thủy sinh đẹp đã khó, song để duy trì các loại cây trong bể sinh trưởng tốt đòi hỏi nhiều công phu và kỹ thuật. Ba yếu tố về nhiệt độ, nước, ánh sáng là điều kiện quan trọng cần đảm bảo những quy chuẩn nghiêm ngặt. Theo đó, nhiệt độ trong bể duy trì ổn định từ 23 - 250C; thời lượng chiếu sáng trong bể trung bình từ 6 - 8 tiếng/ngày để cây quang hợp, tránh để quá lâu xuất hiện rêu hại; độ pH trong nước duy trì ở mức 6,5 - 7,5, thực hiện thay nước đúng chu kỳ. Ngoài ra, lượng khí CO2, O2, dinh dưỡng và khoáng chất thích hợp là yếu tố  cần thiết để cây có điều kiện phát triển    tốt nhất.

Chơi thủy sinh cũng đa dạng tùy điều kiện kinh tế. Từ khoảng vài trăm nghìn có thể sắm được một bể thủy sinh nhưng cũng có những bể hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Với mỗi gia đình, có một bể thủy sinh trong nhà giúp  tinh thần thư thái, quên đi những bộn bề cuộc sống.


Lâm Đức

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục