Trên thị trường du lịch nở rộ như hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp uy tín cũng xuất hiện không ít công ty "chui" hút khách bằng việc tung ra những chùm tour với giá siêu rẻ. Sau hành vi kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Nữ hoàng (AZ Queen), đơn vị tổ chức tour cho đoàn khách nước ngoài bị chìm tàu tại Vịnh Hạ Long khiến 12 người tử nạn vừa qua, một lần nữa tiếng chuông cảnh báo về chất lượng các tour du lịch giá rẻ lại được gióng lên.

 


Du khách nên chọn những chương trình du lịch của các doanh nghiệp có thương hiệu. Ảnh: Hoàng Lan

 
Giá rẻ, chất lượng... thấp
Trước sự phong phú của vô vàn các chương trình du lịch hấp dẫn, du khách chỉ cần vào mạng là có đầy đủ thông tin cần thiết về tất cả hành trình tour cả trong lẫn ngoài nước. Lợi dụng tính chất "vô hình" của sản phẩm, phải trải nghiệm mới biết chất lượng tour thực hư thế nào, các công ty thường đưa ra mức giá cực thấp so với giá của các thương hiệu du lịch có uy tín cùng những lời hứa hẹn có cánh. Nhiều du khách chỉ vì ham rẻ đã rơi vào cảnh "tiền mất, tật mang".

Không phải đến khi xảy ra sự việc tàu Trường Hải 06 bị chìm tại Vịnh Hạ Long, ngành chức năng mới phát hiện ra AZ Queen là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế "chui". Trước đó, tháng 6-2009, hai du khách quốc tịch Anh đã có đơn phản ánh về việc công ty này không thực hiện đúng hợp đồng, gây gổ và có hành động thô lỗ với khách khi đưa đoàn đến Cát Bà và Hạ Long. Theo đánh giá của Thanh tra Sở VH,TT&DL Hà Nội, AZ Queen là doanh nghiệp tổ chức tour cho khách nước ngoài với giá rất thấp, dịch vụ không đúng với hợp đồng... gây ảnh hưởng xấu tới môi trường du lịch Thủ đô.

Đại diện các hãng lữ hành lớn tại Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố, phần lớn các doanh nghiệp lữ hành được cấp phép đều hoạt động nghiêm chỉnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần nâng cao vị thế của ngành du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại một số doanh nghiệp "chui", chưa được cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên tổ chức tour. Với những công ty này, giá tour thường rẻ hơn thị trường từ 20% đến 25%. Với giá đó, nếu làm đúng theo hợp đồng, các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ lỗ. Vì thế, để có lợi nhuận, họ đã cắt giảm dịch vụ. Khi ký hợp đồng, du khách dễ bị thuyết phục bởi giá tour rẻ trong khi vẫn được ở khách sạn tiêu chuẩn ít nhất hai sao, hay di chuyển bằng xe ô tô đời mới với điều hòa hai chiều và thưởng thức các món đặc sản ở nhà hàng sang trọng. Nhưng có đi mới biết, tất cả dịch vụ đều kém hơn rất nhiều so với thỏa thuận ban đầu.

Anh Trần Quốc Khánh (Công ty TNHH Trần Gia) kể, năm ngoái, gia đình anh khốn khổ vì đi du lịch Sa Pa. Ban đầu, cả nhà sung sướng khi đăng ký tour giá rẻ hơn bình thường đến 700.000 đồng/người. Nhưng đến Sa Pa rồi mới biết, khách sạn tiêu chuẩn ba sao trong hợp đồng chỉ bằng phòng trọ bình dân, nằm cách xa khu trung tâm đến vài cây số. Xe ô tô cũ nát và không có điều hòa. Nhà hàng đặc sản bị biến thành quán cơm bình dân, thậm chí, 28 người trong đoàn chỉ được xếp 4 mâm. Nhiều du khách bức xúc vì chất lượng bữa ăn quá tệ, gọi thêm món thì bị tính với mức giá "trên trời". "Sở dĩ, các công ty lữ hành "chui" vẫn "sống" khỏe vì nắm được tâm lý chuộng giá rẻ của khách", ông Trần Quốc Khánh rút ra kinh nghiệm.

Tiền nào, của ấy
Ngoài việc khai thác triệt để tâm lý chuộng giá rẻ, các công ty này còn biết lợi dụng việc du khách ít khi có phản ứng đối với các cơ quan quản lý nếu bị ho "treo đầu dê, bán thịt chó". Thêm nữa, mức xử phạt đối với các doanh nghiệp "chui" quá nhẹ, lực lượng thanh tra của ngành du lịch lại "mỏng" nên họ càng dễ "sống". Trong điều kiện các biện pháp từ cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn, để tự bảo vệ mình, du khách nên cảnh giác trước những chương trình tour giá rẻ và nên chọn những thương hiệu du lịch đáng tin cậy.

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Trung tâm lữ hành Hanoi Redtours cảnh báo, thời điểm 30-4 và 1-5 sắp tới là mùa làm ăn của các đơn vị lữ hành. Lợi dụng nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, nhiều công ty "ma", không có giấy phép kinh doanh và chất lượng dịch vụ kém ra đời. Các doanh nghiệp này sẵn sàng "bán" khách để hưởng hoa hồng. Vì vậy, khi đặt tour, du khách nên chọn những công ty có uy tín trên thị trường. Bởi với họ, chữ "tín" và chất lượng dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu.

Để du khách có được chuyến hành trình như ý, theo bà Đoàn Thị Thanh Trà, Trưởng phòng Tiếp thị, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trường hợp khách lẻ khi đăng ký tour cần xem kỹ nội dung tour, từng hạng mục có trong chương trình. Nếu khách đi theo đoàn thì tốt nhất nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín để được phục vụ chuyên nghiệp và chu đáo, tránh những thiếu sót không đáng có xảy ra. Với những công ty mới, trước khi đăng ký tour, du khách cần yêu cầu doanh nghiệp đưa ra chương trình chi tiết cụ thể như: thời gian đi về, những điểm tham quan cụ thể, di chuyển bằng xe ô tô loại gì, ở khách sạn nào, tiêu chuẩn ra sao, mỗi ngày được ăn mấy bữa, tiêu chuẩn từng bữa ăn… nhất là phải có bảo hiểm du lịch.

                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục