Nhiều năm trước khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời, Chính phủ Thái-lan đã đưa ra các biện pháp quan tâm thúc đẩy hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực. Giới doanh nghiệp Thái-lan cũng rất chủ động nắm bắt những “cơ hội vàng” do thị trường AEC với số dân khoảng 625 triệu người mang lại.

 

        Ngành may mặc Thái-lan vươn mạnh ra thị trường ASEAN.

Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế. Năm 2015, tổng GDP của ASEAN là 2,43 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới; dự kiến tăng trưởng GDP năm 2016 là 4,5% và năm 2017 là 4,8%. Tổng kim ngạch thương mại ASEAN đạt 2,28 nghìn tỷ USD năm 2015, trong đó thương mại nội khối ASEAN đạt 547,2 tỷ USD (chiếm 24%).

AEC ra đời cuối năm 2015, với mục tiêu phát triển ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất với dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do, cũng như dòng chảy vốn và lao động có tay nghề tự do di chuyển. Ưu tiên hàng đầu của AEC là thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN thông qua lộ trình giảm thuế. Các nước ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm dần và xóa bỏ thuế quan ASEAN. Hiện Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái-lan đã xóa được 99,2% các dòng thuế nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) đã xóa được 90,9% các dòng thuế; tới năm 2018, tỷ lệ thuế được xóa bỏ của các nước CLMV sẽ là 97,81% và của ASEAN sẽ là 98,67%. Khi đó, sự luân chuyển hàng hóa trong ASEAN sẽ dễ dàng và thuận lợi rất nhiều. Thái-lan, quốc gia sáng lập ASEAN, có nhiều điều kiện để tận dụng những lợi thế do AEC mang lại. Thủ tướng Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha cho biết, để tận dụng những “cơ hội vàng” của AEC, một mặt Thái-lan sẽ tự trang bị nguồn nhân lực để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong Cộng đồng ASEAN, mặt khác sẽ phối hợp chặt chẽ các nước thành viên ASEAN khác.

Từ nhiều năm qua, Chính phủ Thái-lan đã triển khai hàng loạt biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nước này hội nhập AEC và giới doanh nghiệp Thái-lan chủ động tiến vào “sân chơi chung” ở khu vực, đón đầu cơ hội. Kết quả một cuộc khảo sát tại Thái-lan mới đây cho thấy, 96% số lãnh đạo các doanh nghiệp nước này nhận định AEC mang lại nhiều cơ hội tốt để họ vươn ra các quốc gia trong khu vực. Nhiều tập đoàn lớn ở Thái-lan cũng đã chuẩn bị cho sự ra đời của AEC từ nhiều năm qua nhờ tận dụng lợi thế chênh lệch về trình độ phát triển so nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ AEC, đầu tư, thương mại và lưu chuyển hàng hóa được tự do, vì vậy, việc đặt nhà máy ở các nước láng giềng sẽ có lợi về chi phí, nhất là nhân công. Nhiều doanh nghiệp Thái-lan đã đầu tư mạnh vào ngành bán lẻ ở các nước ASEAN nhằm mở rộng và tạo kênh phân phối thuận lợi cho hàng Thái-lan. Dòng vốn đầu tư của Thái-lan vào các nước ASEAN vì thế tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, trong đó riêng chín tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp Thái-lan đã đầu tư 1,9 tỷ USD vào ASEAN, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của nước này. Nhiều công ty lớn như Amata, Tập đoàn xi-măng Siam (SCG), Tập đoàn Dầu khí Thái-lan (PTT)... đã tăng cường đầu tư vào các thị trường có tốc độ phát triển nhanh, nhân công rẻ và dồi dào nguồn tài nguyên như Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia. Hàng loạt doanh nghiệp khác của Thái-lan cũng tìm được chỗ đứng khá ổn định tại các thị trường “khó tính” hơn trong khối, như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin.

Các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ và sự năng động, chủ động hội nhập kinh tế khu vực của giới doanh nghiệp Thái-lan đã góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng tích cực hơn. Theo Ủy ban Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Thái-lan (NESDB), vượt xa nhiều dự báo, GDP của Thái-lan trong quý I năm nay đạt 3,2%, là mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm trở lại đây và đạt 3,5% trong quý II, giúp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2016 đạt 3,4%. Nhiều tổ chức tài chính uy tín thế giới dự báo, với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế khởi sắc thời gian qua, Thái-lan có thể đạt mức tăng trưởng GDP khả quan hơn trong năm nay và năm 2017, trong biên độ từ 3,3% đến 3,5%.

 

 

                                                                       Theo Nhandan

Các tin khác


LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục