Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa tuyên bố tình trạng thiết quân luật trong vòng 60 ngày trên đảo Mindanao, phía nam Philippines, sau khi các cuộc xung đột bùng phát giữa quân đội và các tay súng vũ trang có liên hệ với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).



Bạo lực đã bùng phát ở thành phố Marawi khi quân đội tiến hành chiến dịch bắt giữ Isnilon Hapilon, thủ lĩnh nhóm phiến quân Maute bị cáo buộc có liên hệ với IS. Hapilon được cho là người đứng đầu chi nhánh của IS ở Đông Nam Á. Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã phát lệnh bị truy nã tên này trên toàn thế giới và treo giải thưởng lên tới 5 triệu USD cho người bắt giữ hắn.

Tư lệnh quân đội Philippines cho biết, Hapilon đã cùng gần 50 tay súng tìm cách đánh chiếm một bệnh viện và một nhà giam trên đảo, treo cờ của IS. Phiến quân cũng đã đốt cháy một số tòa nhà trong nhà thờ.

Tư lệnh quân đội Philippines Eduardo Ano cho biết, quân đội Philippines đã nhanh chóng kiểm soát được tình hình. Ông nói: "Phiến quân đã đốt phá một số tòa nhà, chúng xuất hiện ở nhiều khu vực nhằm tạo ra cảnh tượng hỗn loạn, nhưng thực ra đó chỉ là một nhóm vũ trang nhỏ phải đối mặt với một lực lượng quân đội lớn của chính phủ". Vụ xung đột đã khiến ít nhất ba cảnh sát thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Một số phiến quân cũng đã bị tiêu diệt.

Tổng thống Duterte đưa ra tuyên bố về tình trạng thiết quân luật ở Mindanao trong khi ông đang thực hiện chuyến thăm Nga. Ông đã phải cắt ngắn chuyến thăm để quay về nước. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Duterte cũng nói rằng Philippines cần thêm nhiều vũ khí hiện đại để chống lại các tay súng IS và các nhóm phiến quân khác.

Marawi là một thành phố với 200 nghìn dân cư, nằm cách thủ đô Manila khoảng 800km về phía nam. Đây thành trì của một số nhóm phiến quân Hồi giáo đòi tự trị.

 

 

                                                            TheoNhandan

Các tin khác


Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục