Chính phủ Hàn Quốc hôm nay 23-10 đã thông qua Tuyên bố Bình Nhưỡng được ký kết tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên hồi tháng trước.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bình Nhưỡng, ngày 18-9. (Ảnh: Reuters/Pyeongyang Press Corps)

Đây là thủ tục cần thiết để Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ký và phê chuẩn thỏa thuận hòa bình này.

Tuyên bố Panmunjom của cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên - thỏa thuận bao trùm của Tuyên bố Bình Nhưỡng, đang trong quá trình chờ được quốc hội phê chuẩn. Theo Bộ Luật pháp Chính phủ Hàn Quốc, Tuyên bố Bình Nhưỡng được ký kết để thực hiện Tuyên bố Panmunjom, và trong trường hợp quốc hội thông qua thỏa thuận bao trùm thì tất cả các thỏa thuận nhỏ hơn cũng sẽ được thông qua.

Tuy nhiên, đối với Tuyên bố Bình Nhưỡng, Bộ Luật pháp Chính phủ Hàn Quốc đã kết luận là không cần quốc hội nước này thông qua. Do vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua Tuyên bố này.

Chính phủ Hàn Quốc hôm nay cũng thông qua thỏa thuận quân sự đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng trước.

Như Tuyên bố Bình Nhưỡng, thỏa thuận quân sự này cũng sẽ được Tổng thống Hàn Quốc ký và phê chuẩn sớm.

Tuyên bố Panmunjom hồi tháng 4 bao gồm một loạt các thỏa thuận lớn nhằm chấm dứt "tất cả các hành động thù địch” lẫn nhau, dọn đường cho việc thúc đẩy giao lưu xuyên biên giới và theo đuổi việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên.

Tuyên bố Bình Nhưỡng làm rõ hơn Tuyên bố Panmunjom và kêu gọi một loạt các dự án hợp tác kinh tế diện rộng và nhân đạo, cũng như các chương trình trao đổi giữa hai nước. Tuyên bố Bình Nhưỡng bao gồm cam kết của Triều Tiên thực hiện các bước đi cụ thể hướng tới việc phi hạt nhân hóa.

Thỏa thuận quân sự kêu gọi việc xóa bỏ các hành động thù địch lẫn nhau nhằm giảm các căng thẳng quân sự và ngăn chặn các cuộc đụng độ bất ngờ, như dừng tất cả các cuộc tập trận gần biên giới đất liền và trên biển giữa hai bên.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Đã xác định được nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc tại Ấn Độ

Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.

Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục