Ngày 2-2, trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga quyết định đình chỉ việc tham gia vào Hiệp ước Các lực lượng tên lửa hạt nhân tầm trung INF để đáp trả việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.

Nga tuyên bố ngừng tham gia Hiệp ước INF

 

Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin tuyên bố trong cuộc họp: "Chúng ta sẽ có phản ứng đáp trả ăn miếng trả miếng. Các đối tác Mỹ đã thông báo đình chỉ việc tham gia vào hiệp ước INF, và chúng ta cũng sẽ đình chỉ. Họ thông báo rằng đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển, và chúng ta cũng sẽ làm điều tương tự".

Ông Putin cũng đã ra lệnh chấm dứt các nỗ lực khởi xướng các cuộc đàm phán về Hiệp ước INF. Ông khẳng định tất cả các đề xuất của Nga về việc này (kiểm soát các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung) vẫn ở trên bàn đàm phán và các cánh cửa đối thoại vẫn đang mở ngỏ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Tôi đã ra lệnh cho cả hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nga không bắt đầu bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Chúng tôi sẽ đợi cho tới khi các đối tác của mình tiến hành một cuộc đối thoại công bằng và có ý nghĩa với chúng tôi về vấn đề quan trọng này, đối với cả hai phía chúng tôi, các đối tác và cho cả thế giới".

Ông Putin nói thêm rằng từ lâu Nga đã nêu việc thực hiện các cuộc đàm phán có ý nghĩa về vấn đề giải trừ vũ khí. Ông nêu rõ: "Trong những năm vừa qua chúng ta thấy rằng các đối tác đã không hề ủng hộ những sáng kiến của Nga. Ngược lại, họ liên tục tìm kiếm những lý do nào đó để phá bỏ hệ thống an ninh toàn cầu".

Theo hãng tin RT, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh phía Mỹ đã vi phạm bản hiệp ước. Cụ thể, bệ phóng tên lửa MK 41 mà Mỹ triển khai ở châu Âu, hoàn toàn có thể sử dụng để phóng các tên lửa Tomahawk mà không cần phải sửa đổi gì. Đây là một sự vi phạm trực tiếp Hiệp ước INF.

Thêm vào đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng Mỹ đã vi phạm INF từ năm 1999, khi họ bắt đầu thử nghiệm các phương tiện bay chiến đấu không người lái có các đặc điểm tương tự như tên lửa hành trình, vốn bị cấm trong Hiệp ước. Ông cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước đã làm trầm trọng thêm tình hình đang có diễn biến phức tạp trong những năm gần đây trong lĩnh vực giải trừ hạt nhân.

Cũng tại cuộc họp, ông Putin thông báo Nga sẽ bắt đầu phát triển các loại vũ khí mới do các hành động tương tự của Mỹ. Đặc biệt, Nga sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa siêu âm tầm trung bắn từ mặt đất. Ông nói: "Tôi đồng ý với đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc bắt đầu chế tạo các tên lửa Kalibr phóng từ mặt đất và nghiên cứu phát triển một loại tên lửa siêu âm tầm trung mới".

Tuy nhiên, dù đưa ra các biện pháp trả đũa, nhưng ông Putin lưu ý Nga không nên bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang. Ông phát biểu: "Tôi muốn các ông lưu ý rằng chúng ta không nên và sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang gây tốn kém cho chúng ta".

Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ không phát triển các tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở bất cứ khu vực nào trên thế giới chừng nào Mỹ triển khai các tên lửa tương tự ở đó. Ông cũng yêu cầu cả hai bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nga theo dõi sát sao những diễn biến và nhanh chóng đưa ra báo cáo về những đề xuất phản ứng của Nga trước những mối đe dọa mới từ các loại vũ khí trong không gian của nước ngoài.

Trước đó, ngày 1-1, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã công bố quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đó bắt đầu từ ngày 2-2, Washington sẽ ngừng thực hiện các nghĩa vụ của họ trong Hiệp ước INF và sẽ rút khỏi hiệp ước này trong vòng sáu tháng tới nếu Nga không đáp ứng các yêu cầu của họ. Về phần mình, Nga đã từng nhiều lần lên tiếng khẳng định bảo lưu quyền trả đũa của mình.

Hiệp ước INF được Liên Xô và Mỹ ký kết vào ngày 8-12-1987 và có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Bản hiệp ước này bao gồm các điều khoản về kiểm soát việc triển khai và không triển khai các tên lửa tầm ngắn (từ 500 tới 1.000km) và tên lửa tầm trung (từ 1.000 tới 5.500km) bắn từ mặt đất.

Phía Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước vào tháng 7-2017. Kể từ đó tới nay, Washington liên tục lặp lại các cáo buộc của mình, trong khi Nga bác bỏ toàn bộ những cáo buộc đó và chỉ trích phía Mỹ mới là bên vi phạm các điều khoản của hiệp ước.



                                                             Theo báo Nhân dân 


Các tin khác


Mỹ thúc giục Trung Quốc củng cố đối thoại quốc phòng

Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.

Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục