Ngày 20/2, đông đảo người biểu tình "Áo vàng" Pháp đã tập trung tại Quảng trường Các Quốc gia (Place des Nations), đối diện trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ).

(Nguồn: radiolac.ch)
Trước đó, chính quyền bang Geneva đã cấp phép
cho cuộc biểu tình với số lượng người tham gia dự kiến lên tới 5.000 người. Tuy
nhiên, trên thực tế số người tham gia biểu tình chỉ khoảng vài trăm người.
Theo những người "Áo vàng” có mặt tại Quảng trường Các Quốc gia sáng 20/2, lý
do là không dễ tập hợp đông đảo người biểu tình ở giữa tuần làm việc.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, cuộc biểu tình "Áo vàng” tại Geneva mang tính
biểu tượng bởi Quảng trường Các Quốc gia nằm ngay trước trụ sở Liên hợp quốc,
nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Người biểu tình mặc áo vàng mang thông điệp và giương cao các biểu ngữ lên án bạo
lực, nêu rõ yêu cầu, đòi hỏi về các vấn đề kinh tế, chính trị của phong trào
"Áo vàng,” đặc biệt là về thuế và lương hưu.
Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình tại Quảng trường Các Quốc gia, hàng chục xe chở
khách đã được huy động trên nhiều vùng của Pháp để đưa người biểu tình "Áo
vàng” đến Geneva.
Nhằm đảm bảo an ninh tại nơi diễn ra sự kiện, một bộ phận an ninh của Pháp đã
được thiết lập tại Geneva để tránh xảy ra bạo lực, bên cạnh sự hiện diện của lực
lượng cảnh sát sở tại.
Phát biểu với báo giới Geneva một ngày trước khi diễn ra cuộc biểu tình, ông
Nicolas Mollier, người tổ chức sự kiện cho biết ông mong rằng những người tham
gia biểu tình tại Geneva ý thức đầy đủ cách tiếp cận của những người theo phong
trào "Áo vàng” và cuộc biểu tình sẽ diễn ra hòa bình./.
TheoVietNamPlus
Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.
Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.
Đề cập đến cáo buộc 'tiêu chuẩn kép' của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine và Gaza, Tổng thư kí NATO cho rằng hai cuộc chiến rất khác nhau.
Ngày 29/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và các đồng minh vẫn kiên định ủng hộ Ukraine bất chấp những nghi ngờ về sự hỗ trợ trong tương lai và bế tắc trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết phía Nga đã nắm được thông tin rằng Phần Lan đã chấp thuận cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai lực lượng trên lãnh thổ nước này.
Ngay sau khi giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ khỏi đường hầm Silhyara ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, Thủ tướng nước này Narendra Modi đánh giá rằng đây là "tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”.