Ngày 21-5, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Libya cảnh báo, quốc gia Bắc Phi này đang bên bờ vực của cuộc nội chiến có thể gây chia cắt lâu dài.


Binh sĩ trung thành với chính quyền Tripoli xuất hiện gần doanh trại quân đội đóng trong thành phố này. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu ý kiến trước Hội đồng Bảo an LHQ, ông Ghassan Salame cho rằng, sẽ mất nhiều năm để khắc phục thiệt hại cuộc chiến gây ra và chiến sự nên chấm dứt ngay lúc này.

Ông Salame cho biết, có quá nhiều người thiệt mạng và thiệt hại kể từ ngày 4-4, khi lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo mở cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Tripoli. Theo Đặc phái viên LHQ, hậu quả và rủi ro của cuộc xung đột này đã rất rõ ràng, đặc biệt là đối với người Libya: hơn 460 người chết, trong đó 29 người là dân thường; hơn 2.400 người bị thương, phần lớn là dân thường; hơn 75 nghìn người phải rời bỏ nhà cửa, tất cả đều là dân thường; hơn một nửa số người di tản là phụ nữ và trẻ em.

Không những vậy, tình cảnh của người di cư và tị nạn tại Libya vốn đã kém thì nay càng trở nên tồi tệ hơn, gần 3.400 người di cư và tị nạn đang mắc kẹt trong các trung tâm giam giữ không được bảo vệ hoặc nằm gần các cuộc giao tranh. Nhiều cơ quan nhân đạo của LHQ đang chạy đua với thời gian để chuyển những người di cư và tị nạn dễ bị tác động nhất từ khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc giao tranh tới địa điểm an toàn hơn.

Ông Salame lưu ý rằng, cuộc tấn công Tripoli bắt đầu diễn ra ngay trước thềm hội nghị quốc gia tại thành phố Ghadames, một sự kiện quan trọng trong tiến trình chính trị của Libya. "Chứng kiến những người đã nhiệt tình nhận lời mời của chúng tôi đến Ghadames bất ngờ cầm vũ khí chống lại nhau để tấn công hoặc bảo vệ thủ đô đã khiến tôi buồn tột độ vì cơ hội mất đi và hy vọng tiêu tan đúng 10 ngày trước khi hội nghị diễn ra”, ông Salame nói.

Ông Salame khẳng định, dù đã thu hẹp đội ngũ nhân viên không quan trọng ở Tripoli và Benghazi, nhưng nhân viên LHQ vẫn ở lại Libya cùng với người dân nước này để hỗ trợ họ ở mức tốt nhất có thể. Đến nay, hơn 42 nghìn người đã nhận viện trợ của LHQ.

Đặc phái viên nhắc lại, không có giải pháp quân sự cho tình hình Libya. Ông kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ lập tức hành động, ủng hộ giải pháp chính trị thay vì bất cứ giải pháp quân sự nào.

 

                TheoNhandan

Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục