Cháy rừng Amazon đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng khi số lượng các đám cháy mới không ngừng tăng lên, bất chấp việc chính quyền của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nỗ lực cứu "lá phổi" của hành tinh.


Một khoảng rừng mưa Amazon ở bang Amazonas, Brazil bị cháy rụi ngày 24/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 25/8, Brazil đã triển khai hai máy bay Hercules C-130, chở hàng chục nghìn lít nước trút xuống một số vùng rừng Amazon thuộc địa phận thành phố Porto Velho, bang Rondonia đang chìm trong "biển lửa".

Theo giới chức Brazil, trước tình hình cháy rừng Amazon nguy cấp, Tổng thống Bolsonaro đã chỉ thị các đơn vị quân đội tại 7 bang của Brazil, trong đó có Rondonia, tham gia công tác dập lửa. Hiện trên 43.000 binh sĩ Brazil đóng quân tại vùng rừng này đặt trong tình trạng sẵn sàng.  

60% diện tích rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil và diện tích còn lại của cánh rừng này trải dài qua 8 nước và vùng lãnh thổ khác gồm Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru, Suriname và Venezuela.

Do nhiều đám cháy rừng bùng phát tại vùng rừng Amazon giáp ranh giữa Brazil và Bolivia đã khiến khói đen bao trùm toàn bộ vùng trời tại đây. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Bolivia Evo Morales  ngày 25/8 cho biết ông sẽ chấp thuận sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong hoạt động chữa cháy rừng Amazon.

Trước đó, Mỹ, Anh và Pháp tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng. 

Theo số liệu báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE), tính đến ngày 24/8, trên cả nước Brazil ghi nhận 78.383 vụ cháy rừng - cao nhất kể từ năm 2013. Hơn một nửa số này xảy ra ở Amazon, nơi có hơn 20 triệu người sinh sống.

Với diện tích khoảng 7 triệu km2, Amazon là khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải carbon dioxide. Được xem là "lá phổi" của hành tinh, Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất, là nơi trú ngụ của khoảng 1 triệu thổ dân của 500 bộ lạc cũng như là "ngôi nhà" của hơn 3 triệu loài động, thực vật.

Do đó, giới khoa học, chuyên gia môi trường đặc biệt quan ngại về hậu quả nghiêm trọng của thảm họa cháy rừng lần này.

                                                

                        Theo TTXVN

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục