Sáng nay, 25-9, Trung Quốc đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng Sân bay quốc tế Đại Hưng, sân bay thứ hai ở thủ đô Bắc Kinh. Đây là một sự kiện quan trọng diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Sân bay quốc tế Đại Hưng (Bắc Kinh, Trung Quốc) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Nhật báo Bắc Kinh)

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự buổi lễ và tuyên bố khánh thành, đưa vào sử dụng công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng trong năm năm với số vốn gần 80 tỷ nhân dân tệ (khoảng hơn 11 tỷ USD).

Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, sân bay Đại Hưng nằm ở phía nam của thủ đô Bắc Kinh, cách quảng trường Thiên An Môn khoảng 46 km, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, một vùng liên kết phát triển chiến lược mà Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng.

Nhà ga Sân bay quốc tế Đại Hưng được thiết kế bảy tầng với năm tầng trên mặt đất chủ yếu dùng làm ga đến, ga đi và trung chuyển; hai tầng ngầm là điểm đầu/cuối của tàu điện ngầm và đường sắt đô thị kết nối tới trung tâm thành phố, với khoảng thời gian chỉ khoảng một tiếng đồng hồ để di chuyển tới trung tâm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và ngược lại.

 Với mạng lưới giao thông "năm dọc, hai ngang” gồm nhiều tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt đô thị và tàu điện ngầm, việc di chuyển tới sân bay Đại Hưng được đánh giá sẽ tiện lợi hơn nhiều Sân bay quốc tế Thủ đô hiện đang sử dụng, nằm ở hướng đông bắc của Bắc Kinh.

Đáng chú ý, là một trong những sân bay lớn nhất thế giới được quy hoạch và xây dựng trong 20 năm trở lại đây, Sân bay Đại Hưng ứng dụng nhiều công nghệ thông minh trong làm thủ tục, ký gửi hành lý, kiểm tra an ninh và lên máy bay với quy trình tự động hoàn toàn và lên máy bay bằng hình thức nhận dạng khuôn mặt…

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 66 hãng hàng không dự kiến chuyển sang khai thác tại Sân bay quốc tế Đại Hưng. Dự kiến trong giai đoạn đông - xuân 2019, sẽ có 116 đường bay tới 112 điểm đến ở Trung Quốc và thế giới được đưa vào khai thác. Đến năm 2025, dự kiến công suất chuyên chở đạt khoảng 72 triệu lượt hành khách, trong đó 30% là các chuyến bay quốc tế.

TheoNhan Dan

 

Các tin khác


Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Truyền thông Nga: Việt Nam mở ra ''''cánh cổng'''' đi vào châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 24/5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, báo "Sự thật Komsomol” - tờ báo lớn, có uy tín tại Nga đã đăng tải bài viết đánh giá về tiềm năng và triển vọng trong quan hệ Nga-Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục