Kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Trung Quốc, Chile, Malta, Italy và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên, trong đó ứng cử viên của Malta đạt số phiếu cao nhất, 160/166 phiếu.


Toàn cảnh một phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 24/8, 166 quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã cùng lúc có mặt tại phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc để tham dự Hội nghị lần thứ 30 của Công ước (SPLOS) và bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020-2029.

Theo phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của Cameroon, Trung Quốc, Chile, Malta, Italy và Ukraine trúng cử ngay vòng đầu tiên, trong đó ứng cử viên của Malta đạt số phiếu cao nhất, 160/166 phiếu.

Dự kiến ngày 25/8 (theo giờ bờ Đông nước Mỹ), hội nghị sẽ phải bỏ phiếu vòng hai để chọn một trong hai ứng cử viên của Brazil và Jamaica cho 1 vị trí còn lại của nhóm Mỹ Latinh và Caribe.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc được sử dụng để họp trực tiếp.

Cuộc họp diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu. Mỗi nước chỉ cử một đại diện đến dự họp.

Các đại biểu đến trụ sở Liên hợp quốc theo các khung giờ định sẵn cho mỗi nhóm nước và được yêu cầu không tiếp xúc gần nhau, luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét trong suốt quá trình ở trong trụ sở Liên hợp quốc.

Các đại biểu lần lượt bỏ phiếu theo thứ tự tên nước và rời trụ sở Liên hợp quốc ngay sau khi hoàn thành việc bỏ phiếu.

Hồi tháng Sáu, Liên hợp quốc đã tổ chức bầu cử các thành viên Hội đồng Bảo an và Hội đồng Kinh tế-Xã hội, nhưng hạn chế số lượng các đại biểu có mặt cùng lúc trong phòng họp.

Cuộc họp lần này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Liên hợp quốc đang thử nghiệm, kiểm tra các cách thức tiến hành các cuộc họp lớn, làm căn cứ quyết định các hình thức họp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Tháng 9/2020 là tháng cao điểm của Liên hợp quốc với hàng loạt cuộc họp cấp cao định kỳ hàng năm, tiêu biểu là Phiên thảo luận chung Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc, Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc và nhiều sự kiện quan trọng khác.

Từ tháng 10 đến tháng 11, các Ủy ban chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ họp định kỳ để thảo luận trên 1.170 đề mục trong Chương trình nghị sự và thông qua hàng trăm nghị quyết, quyết định.

ITLOS được thành lập theo UNCLOS, gồm 21 thành viên do các nước thành viên Công ước bầu ra.

Theo kế hoạch, nhiệm kỳ của 7 thẩm phán đương nhiệm sẽ hết hạn vào ngày 30/9 tới./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục