Chính phủ Anh vừa thừa nhận gần 16.000 ca mắc COVID-19 tại quốc gia này phát hiện trong một vài ngày qua đã bị bỏ sót trong quá trình báo cáo do lỗi kỹ thuật.
Nhân viên y tế Anh lấy mẫu tại một trạm xét nghiệm nhanh. Ảnh: Sky News
Theo đài Sputnik, giới chức Dịch vụ Y tế Công cộng của Anh tối 4/10 cho biết 15.841 ca mắc COVID-19 được phát hiện từ ngày 25/9 đến 2/10 đã không được tính vào báo cáo ca bệnh hàng ngày của Anh do một lỗi kỹ thuật được phát hiện và xử lý vào tối 2/10.
Bà Diana Mary "Dido" Harding – người đứng đầu chương trình Xét nghiệm và Theo dấu COVID-19 của Dịch vụ Y tế Công cộng Anh – đang phải đối mặt với làn sóng kêu gọi bà từ chức vì để xảy ra sự vụ trên.
"Lỗi sai sót này đặt ra rất nhiều nghi vấn. Bao nhiêu người tiếp xúc với 16.000 ca mắc bệnh bị bỏ sót kia lây lan virus? Đến khi nào Chính phủ mới có một hệ thống xét nghiệm và theo dấu COVID-19 hiệu quả? Tại sao bà Dido Harding vẫn ngồi tại vị trí đó”, nhà lập đảng đảng Green Party Caroline Lucas bày tỏ trên Twitter.
Nhà lập pháp của Công đảng Jonathan Ashworth cho rằng "đây là một mớ hỗn độn với những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng" và đề nghị Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nên xuất hiện trước Hạ viện vào ngày 5/10 "để giải thích những gì đã xảy ra”.
Nhiều cư dân mạng cũng đặt câu hỏi về trình độ của bà Harding với vị trí người quản lý Chương trình Xét nghiệm và Theo dấu tiếp xúc COVID-19. Vào thời điểm bà còn là Giám đốc Điều hành của TalkTalk, tập đoàn viễn thông này đã bị chỉ trích vì làm lộ thông tin cá nhân và ngân hàng của bốn triệu khách hàng vào năm 2015.
Bà Susan Hopkins - cố vấn y tế của chương trình Xét nghiệm và Theo dấu tiếp xúc COVID-19 – cho hay các trường hợp bệnh bị bỏ sót trong báo cáo không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kết quả của người bệnh.
"Tất cả những người có kết quả xét nghiệm dương tính đều nhận được kết quả xét nghiệm COVID-19 theo cách bình thường. Điều này cũng không ảnh hưởng đến việc các địa phương đưa ra những quyết định về lệnh hạn chế và các biện pháp phòng ngừa”, bà Hopkins viết trong bản tường trình.
Tính đến 7h tối 5/10 (giờ Việt Nam), Anh ghi nhận tổng cộng 502.978 ca mắc COVID-19, trong đó có 42.350 trường hợp tử vong.
Theo Baotintuc.vn
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự định sẽ thăm Việt Nam và Indonesia vào khoảng giữa tháng 10 tới trong chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức.
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 7.359.210 ca nhiễm, 209.755 ca tử vong, 4.605.681 ca phục hồi; tiếp theo là Ấn Độ, Brazil, Nga, Colombia.
Ngày 28-9, Chính phủ Thái Lan thông báo nước này sẽ tiếp tục gia hạn Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm một tháng nữa, tới ngày 31-10; đồng thời, thông qua kế hoạch cấp thị thực du lịch đặc biệt, bắt đầu từ ngày 1-10.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 28/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch phân phối 100 triệu bộ kiểm tra nhanh virus SARS-CoV-2 cho các bang trong tuần này, đồng thời, kêu gọi mạnh mẽ thống đốc các bang sử dụng chúng để mở cửa trở lại các trường học.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 243.342 ca mắc COVID-19 và 3.682 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên trên 33,2 triệu người, trong đó có trên 1 triệu bệnh nhân không qua khỏi.
Khác với không khí rộn ràng và náo nhiệt trước đây, năm nay người dân tại một số nước châu Á đón Tết Trung thu với sự thận trọng khi số ca mắc Covid-19 tại khu vực này vượt mốc 10 triệu người.