Theo số liệu trang Worldometers, tính đến 9 giờ ngày 19-10 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng gần 40,28 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có gần 1,12 triệu ca tử vong; tổng số ca bình phục là hơn 30,11 triệu ca.
Các nhà khoa học Ấn Độ cho rằng nước này có thể kiểm soát được dịch Covid-19 vào đầu năm 2021. Ảnh: Reuters
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, với gần 8,39 triệu ca bệnh và 224.730 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với gần 7,55 triệu ca bệnh và 114.642 ca tử vong; Brazil với hơn 5,23 triệu ca bệnh và 153.905 ca tử vong; Nga với xấp xỉ 1,4 triệu ca bệnh và 24.187 ca tử vong.
Tại Mỹ, ngày 18-10, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đưa ra thời hạn chót để đạt được thỏa thuận với Nhà Trắng về gói hỗ trợ dịch Covid-19. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết thời hạn 48 giờ được đưa ra liên quan tới việc liệu hai bên có muốn đạt được thỏa thuận trước khi diễn ra cuộc bầu cử hay không, đồng thời bày tỏ sự lạc quan trở lại về khả năng trên khi hai bên tiến hành thảo luận về vấn đề này.
Trước đó, hôm 15-10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nâng mức đề xuất gói cứu trợ chống dịch Covid-19 lên hơn 1.800 tỷ USD, dù vẫn chưa đạt thỏa thuận với đảng Dân chủ. Tổng thống Trump khẳng định sẽ đồng ý nâng mức đề xuất của đảng Cộng hòa lên cao hơn mức 1.800 tỷ USD mà Nhà Trắng đã nêu để đạt thỏa thuận với đảng Dân chủ, đồng thời bày tỏ hy vọng các nghị sĩ Cộng hòa sẽ đồng ý chi mạnh hơn.
Con số 1.800 tỷ USD đã cao hơn so với đề xuất 1.600 tỷ USD mà đảng Cộng hòa đưa ra trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức đề xuất 2.200 tỷ USD của đảng Dân chủ. Bộ trưởng Mnuchin là người được Tổng thống Trump giao nhiệm vụ đàm phán với các nghị sĩ đảng Dân chủ về việc gia hạn một số điều khoản đã hết hiệu lực trong Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế (CARES). Đạo luật này được ban hành tháng 3 vừa qua nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ vượt qua đại dịch Covid-19.
Tại Ấn Độ - tâm dịch của châu Á, các nhà khoa học hàng đầu của nước này khẳng định nếu tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch hiện tại Ấn Độ có thể kiểm soát được dịch Covid-19 vào đầu năm 2021.
Ủy ban quốc gia về Covid-19 của Ấn Độ do Giáo sư M. Vidyasagar của Viện IIT -Hyderabad đứng đầu, cho rằng Ấn Độ đã đạt đỉnh dịch. Ủy ban này cũng cho biết hiện 30% dân số Ấn Độ được cho là đã phát triển kháng thể chống virus SARS-CoV-2 so với tỷ lệ 14% vào cuối tháng 8. Đó là lý do tại sao số ca nhiễm mới giảm.
Tuy nhiên, Ủy ban trên cũng lo ngại việc không tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và sát khuẩn trong mùa lễ hội sắp tới sẽ có thể dẫn tới nguy cơ tăng thêm 2,6 triệu ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng một tháng.
Theo dự báo, tới tháng 2-2021 - thời điểm dự báo dịch bệnh kết thúc tại Ấn Độ, nước này sẽ có tổng cộng khoảng 10,5 triệu ca mắc Covid-19.
Tại châu Âu, tối 18-10, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ban hành sắc lệnh mới siết chặt hơn nữa các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Đáng chú ý, sắc lệnh quy định các thị trưởng có quyền ban hành lệnh đóng cửa quảng trường và đường phố ở các khu vực trung tâm đô thị sau 21 giờ, nhằm tránh các hoạt động tụ tập đông người.
Khu vực chung quanh một sân bóng rổ tại Rome, Italy không một bóng người sau khi sắc lệnh mới được ban hành. Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, sắc lệnh cũng ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn như: đình chỉ các cuộc họp, hội nghị; hạn chế thời gian hoạt động của các quán bar, hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng; tăng tính linh hoạt trong hoạt động giảng dạy của các trường trung học, đồng thời các trường trung học phổ thông không được mở cửa trước 9 giờ sáng.
Sắc lệnh này được Chính phủ Italy ban hành trong bối cảnh số ca nhiễm mới trong những ngày qua ở nước này liên tục vượt mức kỷ lục, với trung bình hơn 10.000 ca mỗi ngày, đặc biệt ngày 18-10 nước này ghi nhận tới 11.705 ca nhiễm mới, cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tại Đức, Ban lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cho biết đảng này sẽ vẫn tổ chức đại hội đảng bầu chủ tịch mới theo đúng kế hoạch vào ngày 4-12 tới tại thành phố Stuttgart, đồng thời bác bỏ thông tin cho rằng đại hội sẽ phải tổ chức dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Người được bầu tại đại hội này sẽ được xem là ứng cử viên tiềm năng kế nhiệm vị trí Thủ tướng Đức thay bà Angela Merkel, 66 tuổi, người trước đó thông báo sẽ kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 4 liên tiếp của mình và không tiếp tục ra tranh cử trong cuộc bầu cử liên bang được ấn định vào năm 2021.
Tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize và vợ của ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Bộ trưởng Mkhize cho biết "hiện tôi đang cách ly tại nhà, cả tôi và vợ tôi vẫn lạc quan rằng chúng tôi sẽ khỏi bệnh và hồi phục hoàn toàn".
Theo Báo Nhân dân
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 278.364 ca mắc COVID-19 và 4.848 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên gần 36 triệu người, trong đó có 1.053.334 bệnh nhân không qua khỏi.
Chính phủ Anh vừa thừa nhận gần 16.000 ca mắc COVID-19 tại quốc gia này phát hiện trong một vài ngày qua đã bị bỏ sót trong quá trình báo cáo do lỗi kỹ thuật.
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 5-10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Giải thưởng Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển công bố, giải thưởng Nobel Y sinh năm 2020 thuộc về ba nhà khoa học Harvey J. alter, Michael Houghton và Charles M. Rice vì đã phát hiện virus viêm gan C.
Trong một đoạn video đăng tải trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/10 cho biết ông có kế hoạch "gây chút bất ngờ" cho những người ủng hộ tụ tập bên ngoài bệnh viện quân y, nơi ông đang điều trị COVID-19. Sau đó không lâu, ông Trump đã vẫy chào những người ủng hộ khi có chuyến đi ra ngoài bệnh viện bằng xe.
Gần 12 giờ ngày 2-10 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trên tài khoản Twitter cá nhân, ông và phu nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Trong các bài phát biểu gửi tới Phiên Thảo luận chung cấp cao, đa số các lãnh đạo thế giới đã khẳng định cam kết đối với chủ nghĩa đa phương và Liên hợp quốc.