Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã ký bản ghi nhớ về thành lập Trung tâm kiểm soát chung việc chấm dứt các hành động thù địch ở Nagorny-Karabakh.
Đoàn xe chở các trang thiết bị quân sự của lượng gìn giữ hòa bình Nga tiến về khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh từ sân bay ở ngoại ô Yerevan, Armenia, ngày 11/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN.
Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/11 cho biết: "Sau cuộc hội đàm, bản ghi nhớ đã được ký kết về thành lập trung tâm kiểm soát chung lệnh ngừng bắn và mọi hành động thù địch trong khu vực xảy ra xung đột Nagorny-Karabakh”. Theo Bộ trưởng Shoigu, thỏa thuận ngừng bắn mà lãnh đạo Nga, Azerbaijan và Armenia đạt được nhằm chấm dứt giao tranh và đưa lực lượng gìn giữ hòa bình Nga vào khu vực xung đột cho phép chấm dứt các vụ bạo lực. Ngoài ra, Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh "quyết định thành lập trung tâm giám sát chung sẽ cho phép kiểm soát đáng tin cậy việc tuân thủ chấm dứt các hành động thù địch của các bên và tạo cơ sở vững chắc để giải quyết cuộc xung đột lâu nay”.
Trung tâm giám sát chung sẽ được đặt trên lãnh thổ của Azerbaijan và sẽ thu thập, kiểm tra và tổng hợp thông tin về việc tuân thủ chế độ ngừng bắn. Đồng thời, Trung tâm chung sẽ xem xét mọi khiếu nại và các vấn đề liên quan đến việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Trước đó, ngày 10/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã thông báo thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh sau hơn một tháng xảy ra giao tranh đẫm máu ở khu vực này.
Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9 vừa qua đã khiến con số thương vong ước tính lên tới hàng nghìn người.
Theo Baotintuc.vn
Khi Biden hứa nhiệm kỳ của ông sẽ không hỗn loạn như dưới thời Trump, nhiều người đã lo ngại về một nước Mỹ "nhàm chán" và thiếu kịch tính.
Trong phát biểu đầu tiên ngày 7/11, sau khi hàng loạt phương tiện truyền thông đăng tin ông được bầu làm tổng thống tiếp theo của Mỹ, ông Joe Biden tuyên bố ông sẽ là tổng thống của mọi người dân Mỹ.
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden bắt đầu phát biểu vào tối 6/11 (giờ địa phương) cùng người liên danh tranh cử Phó Tổng thống Kamala Harris mặc dù kết quả kiểm phiếu tại một số bang chiến trường vẫn chưa ngã ngũ.
Từ ngày 1/1/2021, sau khi Anh chính thức ra khỏi thị trường chung và liên minh thuế quan EU, tất cả các đơn vị xuất khẩu sẽ phải nộp hồ sơ hải quan và an toàn kể cả khi Anh đạt được thỏa thuận với EU.
Ngày 5-11, châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất thế giới. Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng, nhiều nước áp đặt thêm biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất. Còn Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nguy cơ bùng nổ ca nhiễm cùng tỷ lệ tử vong có thể tăng mạnh.
Từ nhiều tháng nay, các cơ quan tình báo và an ninh bầu cử Mỹ cũng đã cảnh báo về khả năng xảy ra những hoạt động can thiệp nhằm gây hoang mang, nghi ngờ về tiến trình bầu cử dân chủ.