Ngoài việc giảm dự báo triển vọng tăng trưởng, ECB cũng tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm giúp Eurozone vượt qua làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ hai.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)

Ngày 10/12, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2020 của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Brussels (Bỉ), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đánh giá suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán trong năm 2020, song tốc độ phục hồi trong năm 2021 sẽ chậm hơn dự báo ban đầu.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gồm 19 thành viên dự đoán sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 3,9 % trong năm 2021, thấp hơn so với dự báo trước đó là 5%.

Mức tăng trưởng năm 2022 của Eurozone được dự báo ở mức 4,2% và năm 2023 có thể đạt mức tăng trưởng 2,1%.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, cũng tại hội nghị, ECB thông báo tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm giúp Eurozone vượt qua làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ hai.

Hội đồng điều hành gồm 25 thành viên đã nhất trí với loạt biện pháp kích thích mới để ứng phó tình trạng suy thoái kinh tế của khu vực.

Theo đó, ECB sẽ bổ sung thêm 500 tỷ euro (605 tỷ USD) vào chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP) và đưa tổng giá trị chương trình lên 1.850 tỷ euro.

ECB cũng sẽ gia hạn chương trình cho đến ít nhất tháng 3/2022 và có thể dài hơn, cho đến khi ECB đánh giá rằng giai đoạn khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã kết thúc.

Mục tiêu của PEPP là nhằm giữ chi phí đi vay ở mức thấp, qua đó khuyến khích hoạt động chi tiêu, đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, ECB cũng sẽ mở rộng các khoản tín dụng siêu rẻ dành cho các ngân hàng đến tháng 12/2021 để duy trì thanh khoản cho nền kinh tế khu vực vốn đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.

Ba chương trình tái cấp vốn bổ sung sẽ được triển khai trong giai đoạn tháng 6-12/2021. Ngoài ra, các điều kiện ưu đãi đối với những khoản vay hiện tại sẽ được áp dụng cho đến tháng 6/2022.

Trong thông báo, ECB khẳng định các biện pháp chính sách tiền tệ được công bố hôm nay sẽ góp phần duy trì các điều kiện tài chính thuận lợi trong thời kỳ đại dịch COVID-19, qua đó hỗ trợ dòng chảy tín dụng đến tất cả lĩnh vực của nền kinh tế, củng cố hoạt động kinh tế và bảo vệ ổn định giá cả trong trung hạn.

Tuy nhiên, ECB cảnh báo rằng Eurozone vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn, bao gồm diễn biến của đại dịch COVID-19 và thời gian vaccine ngừa COVID-19 chính thức được triển khai.

Ngoài quyết định tung thêm các biện pháp bổ sung, ECB quyết định duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,5%./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Nước Anh - ‘tiêm vaccine, truyền hy vọng’

Sự biết ơn và hy vọng đang dâng ngập lòng những công dân Anh đầu tiên được nhận liều vaccine COVID-19 trong chiến dịch chủng ngừa vaccine Pfizer sớm nhất trên thế giới.

Chuyên gia: RCEP mang lại động lực mới cho hợp tác ASEAN-Trung Quốc

Trong 3 quý đầu năm nay, thương mại song phương ASEAN và Trung Quốc đã đạt 481,8 tỉ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Chi phí quảng cáo cho cuộc đua Thượng viện tại bang Georgia đạt kỷ lục 329 triệu USD

Chi phí dành cho các chương trình phát sóng quảng cáo cho cuộc đua vào Thượng viện tại bang Georgia đã đạt mức cao nhất là 329 triệu USD kể từ ngày Tổng tuyển cử 3/11.

Lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tới Mỹ sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu

Cơ quan Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thông báo cho các sở y tế và văn phòng thống đốc các bang trên khắp cả nước về số lượng liều vaccine ngừa COVID-19 họ sẽ nhận được một khi vaccine được phê duyệt.

Interpol cảnh báo nguy cơ tội phạm liên quan đến vaccine ngừa COVID-19

Ngày 2/12, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các nước về mối đe dọa từ các nhóm tội phạm có tổ chức trong chiến dịch tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sắp tới, bao gồm các nguy cơ về vaccine giả và ăn trộm vaccine.

Khởi kiện vì gặp phản ứng phụ sau thử nghiệm vaccine COVID-19

Một người đàn ông Ấn Độ tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca đã đâm đơn kiện, cho rằng mình gặp phải "tác dụng phụ nghiêm trọng” sau khi được tiêm vaccine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục