Ngày 18/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật chống thù hận nhằm vào người gốc Á, hay còn được gọi là Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19, nhằm ngăn chặn các tội ác đối với người Mỹ gốc Á, vốn gia tăng gần đây trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này.


Người dân tham gia tuần hành phản đối bạo lực nhằm vào người gốc Á tại New York, Mỹ, ngày 27/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sau khi được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 364 phiếu ủng hộ và 62 phiếu chống, dự luật đã được chuyển tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật vào ngày 20/5. Trước đó, dự luật này đã được Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ phiếu là 94-1.

Trong một phát biểu, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ca ngợi đây là một ngày quan trọng, trong khi Hạ nghị sĩ Judy Chu - Chủ tịch của Nhóm nghị sĩ Quốc hội Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương (AAPI) cho biết: "Một năm sau khi cộng đồng người Mỹ gốc Á kêu cứu, hôm nay Quốc hội đang thực hiện hành động lịch sử để thông qua đạo luật về tội ác hận thù vốn được chờ đợi quá lâu và gửi tới bàn của Tổng thống Biden".

Dự luật do Thượng nghị sĩ Mazie Hirono và Hạ nghị sĩ Grace Meng đề xuất sẽ thành lập một vị trí tại Bộ Tư pháp nhằm xúc tiến việc xem xét các tội ác thù hận liên quan đến đại dịch COVID-19; cung cấp nguồn tài trợ cho các bang để tạo đường dây nóng để báo cáo tội ác thù hận và đào tạo cơ quan thực thi pháp luật về cách ngăn chặn và xác định tội phạm thù địch; và chỉ đạo các cơ quan liên bang làm việc với các tổ chức cộng đồng để giúp nâng cao nhận thức về tội ác thù hận trong đại dịch.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật sau khi xảy ra các vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Theo nhóm Stop AAPI Hate, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 3/ 2020, đã có hơn 6.600 vụ thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á. Gần 2/3 trong số đó nhắm đối tượng là phụ nữ. Các hình thức kỳ thị gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, hay vi phạm quyền công dân.


Theo TTXVN

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục