Ngày 16/11, hãng dược Pfizer (Mỹ) đã công bố một thỏa thuận với Quỹ Sáng chế dược phẩm chung (MPP) về việc cung ứng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống với giá hợp lý cho các quốc gia nghèo hơn trên thế giới.


Biểu tượng hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ).

Theo thỏa thuận trên, Pfizer sẽ cấp quyền sản xuất thuốc generic của thuốc điều trị COVID-19 có tên PF-07321332 của hãng này cho MPP để tổ chức này cấp phép cho các hãng dược. Thỏa thuận trên sẽ cho phép 95 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vốn chiếm tới 53% dân số thế giới, tiếp cận được với thuốc điều trị COVID-19 với giá rẻ.

Thuốc generic là bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau. Hiện thuốc điều trị COVID-19 của hãng Pfizer đang trải qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng.

Giám đốc điều hành MPP Charles Gore kỳ vọng thuốc generic của thuốc điều trị COVID-19 sẽ sẵn có trong vài tháng tới để cung ứng cho các nước nghèo.

Trước đó, trong thông báo phát ngày 5/11 về kết quả thử nghiệm tạm thời, Pfizer cho biết loại thuốc kháng virus dạng viên đang thử nghiệm của công ty này đã chứng minh giảm tới 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với những người trưởng thành có nguy cơ mắc COVID-19 nặng.

Ngoài Pfizer, hãng dược Merck & Co của Mỹ cũng đạt được thỏa thuận tương tự với MPP, cho phép các nước nghèo trên thế giới được tiếp cận với thuốc generic của thuốc kháng virus molnupiravir, đang được hãng thử nghiệm.

Theo kế hoạch, Pfizer sẽ cung cấp ra thị trường 180.000 liệu trình thuốc điều trị COVID-19 vào cuối năm nay và 50 triệu liệu trình vào cuối năm 2022.

Hiện nay nhiều quốc gia đổ xô đặt mua thuốc trị COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer và của Merck & Co. Đến nay Merck & Co đã ký 9 thỏa thuận bán thuốc Molnupiravir cho trên 100 nước. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng ngay cả đạt được những thỏa thuận như vậy cũng không đủ thuốc để người dân tại các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Phần lớn ca tử vong do COVID-19 tại Malaysia liên quan đến tiểu đường, cao huyết áp

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia ngày 14/11 thông báo phần lớn những ca tử vong do dịch COVID-19 ở nước này đều liên quan đến những người có bệnh lý nền như tiểu đường và huyết áp cao.

Pakistan: Tấn công gây thương vong gần biên giới với Afghanistan

2 cảnh sát đã thiệt mạng và 6 người bị thương trong một loạt vụ tấn công xảy ra ngày 13/11 ở miền bắc Pakistan, gần biên giới với Afghanistan, trong bối cảnh các tay súng Taliban trong khu vực này đã nhất trí ngừng bắn 1 tháng với Chính phủ Pakistan.

Nga ghi nhận số ca tử vong mới theo ngày cao nhất từ đầu dịch Covid-19

Ngày 13/11, Nga ghi nhận 1.241 ca tử vong trong 1 ngày, mức cao nhất kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19. Ngoài ra, số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở nước này là 39.256 ca.

Các nước Đông Nam Á quyết định chậm lại quá trình mở cửa

Trước tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, Thái Lan, Philippines và Malaysia đã quyết định chậm lại quá trình mở cửa cũng như siết chặt phòng dịch.

Lào cho phép người mắc COVID-19 thể nhẹ điều trị tại nhà

Bộ Y tế Lào bắt đầu cho phép người mắc COVID-19 thể nhẹ được tự cách ly và điều trị tại nhà. Đây là một trong những biện pháp nhằm giảm tình trạng quá tải tại các trung tâm y tế, đồng thời dành giường điều trị cho các ca bệnh nặng.

Châu Âu chiếm hơn 66% số ca mắc Covid-19 toàn cầu trong 24 giờ qua

Theo thống kê của Worldometers, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận gần 500.000 ca mắc Covid-19. Riêng châu Âu phát hiện khoảng 330.000 ca, tương đương hơn 66% tổng số ca mắc mới trên toàn thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục