Cuộc gặp được diễn ra ngày 28/2 ở vùng biên giới giữa Ukraine và Belarus, gần sông Pripyat, và nhận được sự chú ý cao độ của dư luận quốc tế trước câu hỏi liệu hai bên có đạt được đột phá?

Đây chắc chắn không phải là hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Nga Vladimir Putin mà giữa phái đoàn hai nước.

Văn phòng của ông Zelensky cho biết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã gọi cho nhà lãnh đạo Ukraina vào ngày 27/2 và cung cấp các đảm bảo an toàn, khẳng định ông Lukashenko "chịu trách nhiệm đảm bảo mọi máy bay, trực thăng và tên lửa đóng trên lãnh thổ Belarus sẽ vẫn yên vị trong thời gian phái đoàn Ukraine di chuyển, gặp gỡ và trở về nước".  

Đàm phán Nga - Ukraine: Liệu có đạt đột phá?
Cuộc gặp giữa hai phái đoàn Nga - Ukraine ở Belarus khó đạt được đột phá. Ảnh: AP/ Republic World

Theo tin tức trên CNN, cùng ngày, trong một tuyên bố ngắn gọn trên truyền hình, Tổng thống Ukraine cho biết ông không trông đợi nhiều từ cuộc đàm phán. "Tôi sẽ nói thẳng, như mọi khi: Tôi không thực sự tin vào kết quả của cuộc họp này, nhưng hãy để họ cố gắng. Như thế, không người dân nào của Ukraine có thể nghi ngờ rằng tôi, với tư cách là Tổng thống, đã không cố gắng ngăn chặn chiến tranh khi có một cơ hội dù nhỏ nhoi".

Ông Zelensky cũng không đồng ý với bất kỳ điều kiện hay nhượng bộ nào trước khi đàm phán, tuyên bố rõ rằng sẽ không để Nga chiếm thế thượng phong sau các cuộc tấn công vô cớ.

Trao đổi với các phóng viên, đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya cũng tuyên bố Kiev "sẽ không đầu hàng" và trông đợi cuộc đàm phán với Moscow sẽ dẫn tới kết quả là quân Nga rút khỏi đất nước ông. Ông cho biết, do quan ngại về an toàn, đoàn đại biểu Ukraine không đi đường thẳng mà sẽ vào Belarus từ phía Ba Lan, tại chốt kiểm soát "Cầu Warsaw".

Về phía Nga, giới phân tích cho rằng Tổng thống Putin ít nhất cũng có một khoảng trống tiềm tàng để rút khỏi cuộc chiến ở Ukraine nếu quân đội Nga tiếp tục gặp phải sự chống trả của lực lượng đối địch. Tuy nhiên, tình hình chiến sự ở Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra căng thẳng và giới quan sát lo ngại căng thẳng giữa Nga - phương Tây về khủng hoảng Ukraine thậm chí có thể dẫn tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi người đứng đầu điện Kremlin ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao để sẵn sàng ứng phó với các đe dọa từ NATO. 

Giữa bối cảnh đó, giới phân tích đặt ra câu hỏi: Liệu cuộc gặp giữa Nga và Ukraina sẽ mang lại đột phá ngoại giao hay chỉ là một màn trình diễn chính trị?

Một số chuyên gia nhận định cuộc gặp là một dấu hiệu tích cực nhưng khó có thể mang lại đột phá, đặc biệt khi Kiev không muốn nghe nội dung gì liên quan đến chuyện đầu hàng nếu Moscow kiên quyết theo đuổi đề nghị này.  


>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay


Theo VietNamNet


Các tin khác


Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Truyền thông Nga: Việt Nam mở ra ''''cánh cổng'''' đi vào châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 24/5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, báo "Sự thật Komsomol” - tờ báo lớn, có uy tín tại Nga đã đăng tải bài viết đánh giá về tiềm năng và triển vọng trong quan hệ Nga-Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục