Ngày 13/3, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng Nga có thể vỡ nợ do hậu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà phương Tây áp đặt sau khi Moskva tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, nhưng điều này sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 4/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trên kênh truyền hình CBS (Mỹ), bà Georgieva cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang tác động nặng nề đến nền kinh tế Nga và sẽ khiến nước này lún sâu vào suy thoái trong năm nay. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt cũng hạn chế khả năng của Nga trong việc tiếp cận các nguồn dự trữ và thanh toán những khoản nợ, đồng nghĩa với việc khả năng Moskva vỡ nợ không còn được coi là "không thể xảy ra”.

Tuy nhiên, quan chức IMF cũng tin tưởng rằng việc Nga vỡ nợ cũng sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới, vì tổng nguồn tiền của các ngân hàng liên quan đến Nga chỉ vào khoảng 120 tỷ USD, dù không nhỏ nhưng cũng khó tác động đến "toàn hệ thống”.

Theo bà Georgieva, tuần trước, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 4,4% trong năm 2022 do hậu quả của cuộc chiến tại Ukraine, nhưng nhấn mạnh rằng xu hướng tăng trưởng chung vẫn tích cực.

Người đứng đầu IMF chỉ rõ tăng trưởng vẫn mạnh mẽ ở các quốc gia như Mỹ, vốn nhanh chóng phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tác động nghiêm trọng nhất từ hành động quân sự của Nga ở Ukraine là đẩy giá cả hàng hóa và lạm phát tăng vọt, tiềm ẩn khả năng dẫn đến nạn đói và mất an ninh lương thực ở các vùng của châu Phi.

Trong một diễn biến khác, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố danh sách gần 600 mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất khẩu sang Nga và Belarus từ ngày 16/3, bao gồm rượu mạnh, thuốc lá, quần áo, đồ trang sức, xe cộ, đồ cổ, xe trượt tuyết, túi xách, vali, thảm và san hô.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai một đợt trừng phạt mới đối với Nga, có hiệu lực ngay trong ngày 13/3. Các biện pháp trừng này bao gồm lệnh cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga, cấm xuất khẩu hàng xa xỉ sang Nga, cũng như đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này. Ngoài ra, EU cũng có kế hoạch mở rộng danh sách các nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt.


Theo TTXVN

Các tin khác


NATO phản ứng về cáo buộc phương Tây áp dụng ''''tiêu chuẩn kép''''

Đề cập đến cáo buộc 'tiêu chuẩn kép' của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine và Gaza, Tổng thư kí NATO cho rằng hai cuộc chiến rất khác nhau.

Mỹ khẳng định cùng các đồng minh tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Ngày 29/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này và các đồng minh vẫn kiên định ủng hộ Ukraine bất chấp những nghi ngờ về sự hỗ trợ trong tương lai và bế tắc trong cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu này.

Nga cảnh báo về thoả thuận cho phép NATO triển khai lực lượng ở Phần Lan

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết phía Nga đã nắm được thông tin rằng Phần Lan đã chấp thuận cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai lực lượng trên lãnh thổ nước này.

Lãnh đạo Ấn Độ đánh giá cao nỗ lực giải cứu 41 thợ mỏ

Ngay sau khi giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ khỏi đường hầm Silhyara ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, Thủ tướng nước này Narendra Modi đánh giá rằng đây là "tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”.

Chia rẽ tại hội nghị EU - Địa Trung Hải về cuộc xung đột Israel - Hamas

Việc Israel vắng mặt tại hội nghị EU- Địa Trung Hải sẽ thử thách hơn nữa chính sách ngoại giao Trung Đông của châu Âu, với việc các quốc gia Arab và các nước EU gặp nhau trong bối cảnh lệnh ngừng bắn không ổn định ở Dải Gaza.

Thêm một quốc gia NATO cạn vũ khí dành cho Ukraine

Nước này cho biết viện trợ cho Ukraine sẽ tiếp tục nhưng sẽ theo những cách khác do họ không còn nhiều vũ khí sẵn trong kho.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục