Trong tuần qua, gần một nửa các quốc gia châu Âu ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt.


Sinh viên đeo khẩu trang tại Muenster (Đức) tháng 10/2021. Ảnh: AP

Đây là thông tin được kênh NBC News (Mỹ) đưa ra ngày 15/3 sau khi phân tích dữ liệu từ Trung tâm nguồn về virus Corona Johns Hopkins.

Theo đó, Phần Lan là nước khi nhận số ca mắc mới tăng mạnh nhất, lên tới 84% với 62.500 trường hợp. Trong cùng khoảng thời gian, Thụy Sĩ ghi nhận tăng 45% lên 182.190 trường hợp và Anh tăng 31% lên 414.480 ca mắc mới. Áo, Bỉ, Pháp, Đức và Italy đều ghi nhận mức tăng mạnh.

Tình trạng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu trong tuần qua đã đi ngược lại với Mỹ, nơi số trường hợp nhập viện và tử vong hàng ngày tiếp tục theo đà giảm. Tính trong 2 tuần gần đây, số trường hợp tử vong mỗi ngày tại Mỹ đã giảm tới 29%.

Nhà virus học Lawrence Young tại Đại học Warwick (Anh) đánh giá thực trạng số ca mắc mới COVID-19 tăng tại châu Âu có thể bắt nguồn từ việc biến thể phụ của Omicron là BA.2, còn gọi là "biến thể tàng hình”, lây lan kết hợp với chính sách nới lỏng hạn chế dịch COVID-19 tại một số nơi và khả năng miễn dịch đã suy yếu.

Theo các chuyên gia y tế, nếu người dân không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, giãn cách xã hội thì "biến thể tàng hình" có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.


Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Laatzen (Đức) ngày 14/3. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, ông Young cảnh báo: "Chắc chắn Mỹ cần theo dõi và cân nhắc tác động của một biến thể khác lây lan mạnh hơn”. Các chuyên gia tại Mỹ cũng cho biết họ đang theo sát xu hướng tại châu Âu. Giáo sư Gavin Yamey tại Đại học Duke (Mỹ) nhận định: "Chắc chắn có rủi ro Mỹ sẽ đối mặt với số ca mắc mới tăng mạnh như châu Âu. Chúng ta có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 và mũi bổ sung thấp hơn so với nhiều quốc gia châu Âu, do vậy làn sóng tăng có thể hiểu là số ca nhập viện tăng”.

Nhưng các chuyên gia chưa sẵn sàng khẳng định rằng một làn sóng COVID-19 mới lớn đang xuất hiện trên toàn cầu và có lo ngại ngay lập tức ở Mỹ. Thay vào đó, họ tin rằng đã đến lúc phải cảnh giác, và hành động trước. Ông Yamey cho rằng chính phủ Mỹ nên mở rộng tiêm mũi vaccine bổ sung và đảm bảo nguồn khẩu trang chất lượng cao cùng bộ xét nghiệm nhanh.

Gần đây nhiều quan chức châu Âu đã tuyên bố kết thúc các biện pháp hạn chế liên quan đến dịch COVID-19. Vào tháng 2, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo gỡ bỏ mọi hạn chế còn tồn tại và cho biết các phản ứng sẽ chủ yếu dựa vào tiêm vaccine COVID-19 và điều trị thay vì áp dụng phong tỏa.

Pháp cũng nới lỏng nhiều quy định COVID-19 từ 14/3 với việc người dân không còn phải trình chứng nhận đã tiêm vaccine để vào nhà hàng, rạp chiếu phim và nhiều nơi công cộng khác. Đức cũng dự kiến nới lỏng hầu hết hạn chế COVID-19 từ tuàn tới.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục