Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) có thể trở thành ưu tiên hàng đầu của châu Âu, nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại.
Hệ thống nén khí của dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: TASS/TTXVN
Báo Rossiyskaya Gazeta (Nga) lưu ý rằng cho đến gần đây, khả năng Moskva dừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine dường như là điều không thể xảy ra vì hợp đồng giữa hai quốc gia này có hiệu lực đến cuối năm 2024. Nhưng ở thời điểm hiện tại, một sự cố nhỏ cũng có thể làm gián đoạn quá trình vận chuyển khí đốt này.
Phó Tổng Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga Alexei Grivach cho biết nếu như quá trình vận chuyển năng lượng qua Ukraine bị gián đoạn, các nước châu Âu hầu như không thể bù đắp được nguồn cung khí đốt mà không khởi động dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga.
Nếu sự việc trên xảy ra và nhu cầu tiêu thụ khí đốt của châu Âu vẫn ở mức năm ngoái thì khu vực này sẽ bị thiếu hụt đến 25-30 tỷ mét khối khí đốt của Nga. Đáng chú ý, các nước châu Âu rất có thể sẽ cần nhiều khí đốt hơn trong năm nay do cần phải nạp đầy những cơ sở lưu trữ dưới lòng đất, vốn đã cạn kiệt trong mùa Đông vừa qua. Để hoàn thành mục tiêu này, châu Âu có thể cần khoảng 60 tỷ mét khối khí.
Dù vậy, nhà phân tích Sergey Kaufman tại công ty dịch vụ tài chính toàn cầu Finam tin rằng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 khó có thể có được khởi động, ngay cả trong tình huống khẩn cấp, do đường ống dẫn khí này chưa được cấp giấy chứng nhận. Theo chuyên gia Kaufman, dự án khó có thể được nối lại sau những tuyên bố mạnh mẽ của giới chức Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Chỉ 18 tháng trước, không ai có thể ngờ rằng giá dầu, khí đốt và than đá lại đạt mức cao kỷ lục như hiện nay. Tình trạng này đã đặt câu hỏi về việc liệu đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ "án binh bất động” đáy biển Baltic trong bao lâu nữa.
Ông Alexei Grivach cho biết các đường ống trên có tuổi thọ khoảng 50 năm và cần bảo trì thường xuyên. Hiện chưa rõ liệu nhà điều hành dự án có thể tiếp tục hoạt động để duy trì đường ống hay không. Nhưng nhìn chung, theo ông Grivach, tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cả hai phía Nga và Đức.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dài hơn 1.200 km dưới biển Baltic đã hoàn thành hồi tháng 9/2021. Được thiết kế với mục đích tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga trực tiếp sang Đức, nếu đi vào hoạt động, dự án sẽ có công suất lên đến 110 tỷ m3/năm. Khoảng một nửa chi phí của dự án 10,6 tỷ USD này do các công ty châu Âu tài trợ.
Nga kỳ vọng có thể đẩy mạnh nguồn cung khí đốt đến châu Âu và dựa vào các đường ống dẫn dưới biển thay vì hệ thống ở trên mặt đất vốn đi qua Ba Lan và Ukraine. Hệ thống đường ống trên mặt đất này đã "có tuổi” và thiếu hiệu quả. Ngoài ra, Ba Lan và Ukraine cũng tính phí quá cảnh khá cao.
Ngày 22/2, Chính phủ Đức đã quyết định đóng băng dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sau khi Nga công nhận nền độc lập của hai nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Dự án này sẽ không thể vận hành nếu bị chặn lại ở bước được phê duyệt và cấp phép.
Theo Báo Tin tức
Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự các phiên họp toàn thể, chiêu đãi chính thức và tiếp tục tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện.
Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.
Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.
Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.