Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) mới đây đã nhất trí về nguyên tắc việc thành lập quỹ toàn cầu sẵn sàng cho đại dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng viêm gan cho các em nhỏ tại Kandkot, tỉnh Sindh, miền Nam Pakistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một tuyên bố của nước Chủ tịch G20, Indonesia, sau các cuộc họp Bộ trưởng Tài chính ở Washington trong tuần này, G20 đã "đạt được đồng thuận" về việc thành lập một quỹ mới để giải quyết thiếu hụt về tài chính cho công tác chuẩn bị, phòng ngừa và hành động để ngăn chặn đại dịch.
Tuyên bố cho biết lựa chọn hiệu quả nhất sẽ là một quỹ tài chính trung gian đặt tại Ngân hàng Thế giới (WB) và mục tiêu là hoàn thiện chi tiết về quỹ này tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế G20 vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, G20 không đưa ra chi tiết về quy mô của quỹ, hay vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong quỹ này.
WHO và WB đầu tuần này ước tính kinh phí cho việc chuẩn bị phòng ngừa đại dịch mỗi năm thiếu hụt 10,5 tỷ USD. Quỹ phòng ngừa đại dịch sẽ cần tài trợ trong 5 năm, tương đương 50 tỷ USD.
Theo TTXVN
Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.
Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.
Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.
Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.