Toàn bộ 72 người trên chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines bị rơi ở vùng Pokhara, miền Trung Nepal ngày 15/1 đều đã thiệt mạng.


Hình ảnh được cho là chụp hiện trường vụ rơi máy bay. Ảnh chụp màn hình Kathmandu Post

Người phát ngôn của Yeti Airlines nêu rõ, không còn ai sống sót sau vụ rơi máy bay. Theo Cơ quan Hàng không dân dụng Nepal (CAAN), cho tới nay nhà chức trách mới tìm thấy 68 thi thể tại hiện trường. Nhiều thi thể trong số này đã không thể nhận dạng, trong khi 80% máy bay đã bị lửa thiêu trụi.

Trong khi đó, người phát ngôn của sân bay Nepal cho hay, chiến dịch tìm kiếm đang tạm dừng do trời tối và sẽ được nối lại vào ngày 16/1.

Sáng nay, máy bay ATR 72 của Hãng hàng không Yeti Airlines khởi hành từ thủ đô Kathmandu đã rơi xuống vực sâu ở thị trấn Pokhara, miền Trung Nepal và vỡ thành nhiều mảnh. Cơ quan hàng không dân dụng Nepal cho biết, trước khi rơi, tổ lái đã cố liên lạc với sân bay từ hẻm Seti vào lúc 10h50 theo giờ địa phương (tức 12h giờ ở Việt Nam). Chiếc máy bay chở 68 hành khách cùng 4 thành viên phi hành đoàn, trong đó có 15 người nước ngoài.  

Theo Mạng lưới Hàng không dân dụng, đây là vụ rơi máy bay thảm khốc nhất tại Nepal kể từ năm 1992, khi máy bay Airbus A300 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan bị rơi trong lúc hạ cánh xuống sân bay Kathmandu, khiến toàn bộ 167 người trên máy bay thiệt mạng.

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn

Ngày hôm qua, Chính phủ Nepal đã lập một ủy ban điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân vụ nơi máy bay của hãng hàng không Yeti Airlines khiến toàn bộ 72 người trên máy bay thiệt mạng.

Cảnh sát xác nhận có 31 thi thể đã được đưa tới bệnh viện, các thi thể khác vẫn đang nằm lại ở hiện trường. Việc tiếp cận hiện trường gặp rất nhiều khó khăn do máy bay rơi xuống hẻm núi sâu gần sân bay của thị trấn du lịch Pokhara. Một nửa máy bay đang nằm trên sườn núi, trong khi nửa còn lại rơi xuống hẻm núi ở sông Seti.

Đây là vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng nhất ở Nepal kể từ năm 1992. Chiếc máy bay gặp nạn đã hoạt động được 15 năm.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục