Theo báo cáo Giám sát lệnh cấm vũ khí hạt nhân, số lượng các đầu đạn hạt nhân sẵn sàng để sử dụng trên thế giới đã tăng lên trong năm 2022.


Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ. (Ảnh tư liệu: New York Times)

Báo cáo của tổ chức phi chính phủ People's Aid (Na Uy) chỉ ra rằng, 9 quốc gia chính thức và chưa chính thức được coi là sở hữu hạt nhân có tổng cộng 9.576 đầu đạn hạt nhân trong năm 2022, tăng từ mức 9.440 được báo cáo vào năm trước đó.

Theo báo cáo, những vũ khí này có năng lực phá hủy quy mô lớn, tương đương với hơn 135.000 quả bom nguyên tử từng dội xuống Hiroshima.

Người chịu trách nhiệm soạn thảo báo cáo, Grethe Lauglo Ostern, nhận định sự gia tăng này đáng lo ngại và đã hình thành xu hướng từ năm 2017.

Trong cùng khoảng thời gian, tổng dự trữ các vũ khí hạt nhân, trong đó có cả những vũ khí đã được đưa ra khỏi danh sách phục vụ, tiếp tục giảm.

Cũng trong năm 2022, số lượng các vũ khí hạt nhân giảm từ 12.705 xuống 12.512 vũ khí khi Mỹ và Nga đã loại bỏ một số đầu đạn hạt nhân cũ không sử dụng.

Bà Ostern lo ngại nếu xu hướng tăng số đầu đạn hạt nhân không dừng lại, tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới cũng sẽ sớm tăng trở lại lần đầu tiên kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trong báo cáo này, 8 quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Israel chưa chính thức được coi là sở hữu vũ khí hạt nhân.

TheoNhanDan




Các tin khác


WFP cảnh báo mất an ninh lương thực nghiêm trọng ''chưa từng có'' tại vùng Sừng châu Phi

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ngày 24/3 cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng "chưa từng có" đã kéo dài ở các quốc gia Sừng châu Phi (HOA) bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Đặc phái viên Liên hợp quốc nêu giải pháp thay thế cho cuộc khủng hoảng Libya

Ngày 24/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya, ông Abdoulaye Bathily, cho biết LHQ sẽ xem xét và tìm kiếm một giải pháp thay thế nếu như các cơ quan lập pháp của Libya không thể thống nhất về luật bầu cử theo đúng kỳ hạn.

Biện pháp duy trì hoạt động hệ thống năng lượng của Ukraine

Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.

Biện pháp duy trì hoạt động hệ thống năng lượng của Ukraine

Nguồn cung cấp điện của Ukraine đã không sụp đổ cho dù đang diễn ra xung đột. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Ukrenergo cho biết mùa Đông ôn hòa cùng việc nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và năng lượng hạt nhân là những yếu tố đã góp phần giúp ngành năng lượng Ukraine trụ vững.

Nga sẵn sàng thúc đẩy hợp tác quốc tế về khí hậu

Ngày 22/3, tại thành phố Yakutsk (Cộng hòa Yakutia, Nga), Hội nghị khoa học-thực tiễn về biến đổi khí hậu và sự tan băng vĩnh cửu chính thức khai mạc. Sự kiện do Bộ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực phối hợp chính quyền Yakutia, Đại học liên bang Đông Bắc (Nga) tổ chức.

Cảnh sát Thái Lan phá đường dây lừa đảo đa quốc gia qua điện thoại

Cảnh sát Thái Lan ngày 22/3 cho biết đã bắt giữ tổng cộng 20 đối tượng, bao gồm 5 người mang quốc tịch Ấn Độ và 15 người Thái Lan, với cáo buộc liên quan đến một mạng lưới lừa đảo qua điện thoại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục