Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nước đang phát triển ở châu Á, chủ yếu do tác động từ việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19 và mở cửa trở lại. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2023 công bố ngày 4/4, ADB cho biết, suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng hơn từ quý IV năm 2022 và nhiều khả năng tiếp tục trong năm 2023.


Trung Quốc mở đường bay quốc tế đầu tiên từ sân bay chuyên chở hàng hóa. (Ảnh TÂN HOA XÃ)

Tuy nhiên, tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á năm 2023 có thể đạt 4,8%, tăng so mức 4,6% được dự báo hồi tháng 12/2022 và cao hơn mức tăng trưởng 4,2% của năm 2022.

Báo cáo của ADB nêu rõ, triển vọng kinh tế của các nước đang phát triển ở châu Á được cải thiện đáng kể nhờ quá trình mở cửa nhanh chóng của Trung Quốc. ADB dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5% năm 2023 và 4,5% năm 2024, cao hơn nhiều so mức 3% năm 2022. Lạm phát của khu vực, tính cả giá thực phẩm và năng lượng, được dự báo lần lượt ở mức 4,2% và 3,3% trong các năm 2023 và 2024, so với mức 4,4% của năm 2022. Tuy nhiên, xung đột tại Ukraine có thể khiến tình hình lạm phát nghiêm trọng hơn, dẫn tới các đợt tăng lãi suất mới.

ADB nhận định, kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng trong năm 2022 nhờ xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh và tiêu dùng trong nước khôi phục. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nước phát triển, cũng như tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm nhẹ xuống 6,5% trong năm 2023, sau đó tăng lên mức 6,8% vào năm 2024.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Giông bão, lũ quét tại Mỹ và Australia

Theo TTXVN và truyền thông Mỹ, cơn bão mạnh quét qua khu vực miền nam và trung tây nước này đã làm ít nhất 29 người thiệt mạng và nhiều người bị thương, gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất.

Một loạt quốc gia OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Ngày 2/4, một loạt các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia đối tác, thường được gọi là OPEC+, ra tuyên bố tự nguyện cắt giảm sản lượng để phòng ngừa những bất ổn trên thị trường thế giới.

Bước tiến mạnh mẽ và táo bạo trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu

Ðại hội đồng Liên hợp quốc mới đây đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đưa ra ý kiến tư vấn về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong vấn đề biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc ca ngợi đây là bước tiến mạnh mẽ và táo bạo hơn mà thế giới đang rất cần trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu.

Số đầu đạn hạt nhân sẵn sàng sử dụng trên toàn cầu tiếp tục tăng

Theo báo cáo Giám sát lệnh cấm vũ khí hạt nhân, số lượng các đầu đạn hạt nhân sẵn sàng để sử dụng trên thế giới đã tăng lên trong năm 2022.

Nigeria: 142 người tử vong do sốt virus Lassa kể từ đầu năm

Ngày 28/3, các cơ quan y tế Nigeria cho biết, số người tử vong vì sốt virus Lassa ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này đã tăng lên 142 trường hợp kể từ đầu năm 2023 đến nay.

Nga sẽ không thay đổi kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus

Bất chấp những phản ứng của phương Tây, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt có thể có, Nga sẽ không thay đổi kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục