Ngày 1/9, Hàn Quốc đã phê duyệt kế hoạch của chính quyền thành phố Seoul cho phép 100 lao động nước ngoài vào nước này thông qua một chương trình thí điểm làm người giúp việc trong các gia đình.


Hai người đàn ông cao tuổi ngồi ghế đá trò chuyện trên đường phố Seoul. Ảnh: AFP

Quyết định này được đưa ra khi Hàn Quốc đang phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm mạnh và dân số già đi, nhằm giúp nhiều phụ nữ có cơ hội gia nhập lực lượng lao động.

Trong một bài đăng trên tài khoản Facebook vào tuần trước, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon cho biết: "Những người giúp việc người nước ngoài có thể đem lại sức sống mới cho xã hội của chúng ta. Đặc biệt, chương trình này có thể mang lại lợi ích ngay lập tức đối với những người thất nghiệp”.

Nhiều phụ nữ Hàn Quốc đối mặt với áp lực khi phải ở nhà chăm sóc gia đình hoặc chọn không sinh con hoàn toàn do chi phí nuôi con cao. Trong khi đó, theo Bộ lao động Hàn Quốc, số lượng thanh niên nước này quan tâm đến công việc giúp việc gia đình đang ngày càng giảm.

Các quan chức cho biết Hàn Quốc đang đàm phán với Philippines để trở thành một trong những nguồn cung cấp lao động tiềm năng cho chương trình thí điểm dự kiến khởi động sớm nhất vào tháng 12 năm nay.

Theo quy định hiện hành, chỉ một số người nước ngoài nhất định, chẳng hạn như vợ/chồng của người Hàn Quốc và người gốc Hàn, mới được phép làm người giúp việc tại Hàn Quốc. Chính phủ ước tính tiền lương cho người giúp việc gia đình sống toàn thời gian cùng gia đình chủ là khoảng 3,5 triệu won đến 4,5 triệu won/tháng (trong khoảng 63-82 triệu đồng/tháng).

Đáp lại những lời chỉ trích rằng chính phủ đang nhập khẩu lao động giá rẻ trong bối cảnh điều kiện làm việc tại các gia đình vốn đã nghèo nàn, các quan chức cho biết những người lao động nhập cư sẽ được đảm bảo mức lương tối thiểu 9.620 won/giờ (khoảng 175.000 đồng) giống như người Hàn Quốc.

Thị trưởng Oh cho biết: "Không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người để giải quyết tỷ lệ sinh thấp. Chúng tôi để ngỏ mọi khả năng khi đối mặt với cuộc khủng hoảng quốc gia như thế này”.

Chương trình thí điểm mới này là nỗ lực mới nhất trong một loạt nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược tỷ lệ sinh đang sụt giảm của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

Năm 2022, Hàn Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, với số con trung bình mà mỗi phụ nữ sinh là 0,78 và Seoul thậm chí còn thấp hơn ở mức 0,59. Tỷ lệ trung bình ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 1,59 vào năm 2020.

Tỷ lệ phần trăm dân số của người nước ngoài vào Hàn Quốc định cư cũng thuộc loại thấp nhất trong OECD.

Phản ứng trước kế hoạch thí điểm mà thành phố đưa ra, hàng chục nhóm dân sự kêu gọi chính phủ hủy bỏ kế hoạch, với lý do nên tập trung vào việc cắt giảm thời gian làm việc của người lao động trong nước. Park Min-ah, đồng giám đốc tổ chức dân sự Politicalmamas, lý giải: "Cha mẹ cần nhiều thời gian hơn để dành cho con cái chứ không phải thuê ai đó nuôi dạy con cái họ”.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục