Khoảng một triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào cuối năm nay nếu không nhận được viện trợ kịp thời.


Bác sĩ thăm khám cho một em nhỏ bị suy dinh dưỡng tại Timbuktu, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric, ngày 1/9 cho biết sự kết hợp giữa xung đột vũ trang kéo dài, tình trạng di tản trong nước và khả năng tiếp cận nhân đạo bị hạn chế sẽ dẫn đến việc có khoảng một triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào cuối năm nay nếu không nhận được viện trợ kịp thời. Ngoài ra, ít nhất 200.000 người có nguy cơ chết đói.

Cũng theo ông Dujarric, gần 1/4 dân số Mali đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực từ mức vừa đến nghiêm trọng.

Khi đến thăm Mali trong thời gian qua, các quan chức cấp cao của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng của LHQ đã cam kết tiếp tục hợp tác với chính quyền địa phương và các đối tác nhân đạo để hỗ trợ người dân Mali.

Theo số liệu thống kê của UNICEF, khoảng 5 triệu trẻ em Mali đang cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, an ninh và nước sạch. Con số này đã tăng thêm hơn 1,5 triệu trẻ em so với thống kê năm 2020. Ted Chaiban, Phó Giám đốc điều hành hoạt động cung ứng và nhân đạo của UNICEF, cho biết: "Mali đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và cần sự hỗ trợ khẩn cấp để ngăn chặn thảm họa cho trẻ em, những đối tượng đang phải trả giá cao nhất cho cuộc khủng hoảng không phải do chính các em gây ra”.

Hiện UNICEF và WFP đang gấp rút huy động 184,4 triệu USD để giúp đỡ 8,8 triệu người ở Mali trong năm nay, trong đó có 4,7 triệu trẻ em, thông qua việc cung cấp lương thực khẩn cấp và hỗ trợ các dịch vụ y tế. Theo kế hoạch, Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali (MINUSMA) sẽ rời khỏi nước này vào cuối năm nay nhưng các cơ quan khác của LHQ vẫn tiếp tục ở lại để cung cấp hàng cứu trợ.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục