Ngày 13/12, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 đã bế mạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.


Những nỗ lực cứu vãn một thỏa thuận cho COP28, ngay cả khi đã quá thời hạn đàm phán, đã được đền đáp. Thỏa thuận dù chưa thể làm hài lòng tất cả các bên nhưng được kỳ vọng sẽ là nền tảng quan trọng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới.

Thỏa thuận của COP28 được nước chủ nhà công bố với tên gọi "Đồng thuận Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất". Thỏa thuận được xem là một dấu mốc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi COP28 cũng là lần đầu tiên thế giới có một bản đánh giá đầy đủ về tiến trình thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu của các quốc gia theo Thỏa thuận chung Paris 2015. "Đồng thuận Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất" vì thế mang sứ mệnh phải vạch ra cho thế giới một lộ trình mới, hiệu quả hơn nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra về chống biến đổi khí hậu.

Trong văn bản cuối cùng của Thỏa thuận COP28, các bên đã thống nhất kêu gọi các quốc gia dần chuyển dịch khỏi việc tiêu thụ các nguồn năng lượng hóa thạch để hướng đến các nguồn năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đạt được một thỏa thuận, COP28 đã huy động thành công 85 tỷ USD cho các chương trình chống biến đổi khí hậu trong giai đoạn tới.

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã trải qua được 28 năm, nhưng đây mới là lần đầu tiên thế giới có một văn bản chính thức nhìn nhận, việc rời xa các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ là một xu thế không thể khác nếu muốn ngăn chặn những hệ quả của biến đổi khí hậu.

Trong các hội nghị trước đây, nội dung này từng không ít lần được nêu ra nhưng đều bị loại bỏ. Những gì thỏa thuận COP28 vừa đạt được vì thế không chỉ là những bước tiến về câu chữ, nó cũng cho thấy, việc kiến tạo sự đồng lòng về các bước đi chống biến đổi khí hậu vẫn đang là một thách thức lớn như thế nào.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Thái Lan xuất khẩu nông sản bằng đường sắt sang châu Âu

Thái Lan đã bắt đầu đưa vào vận hành mạng lưới vận tải đường sắt để xuất khẩu nông sản của nước này sang Trung Quốc, Nga và Liên minh châu Âu.

385 triệu người ở Tây Thái Bình Dương phải gánh chi phí y tế quá cao

Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ người dân tại Tây Thái Bình Dương phải chịu mức chi phí y tế vượt 10% ngân sách gia đình đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000-2017.

Mịt mù triển vọng hòa bình Trung Đông

Bức tranh địa chính trị Trung Đông trong năm 2023 phủ một màu tối khi cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas của Palestine bất ngờ bùng phát hôm 7/10, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân vô tội, đẩy khu vực luôn trong tình trạng chia rẽ và phân cực đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.

Indonesia báo động các sân bay nhằm ngăn chặn COVID-19

Indonesia đặt các sân bay trong tình trạng cảnh báo cao độ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc căn bệnh này đang tăng cao tại Singapore.

Triển vọng ASEAN và Nhật Bản định hình tương lai về khử carbon và công nghệ kỹ thuật số

Chủ tịch Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Tetsuya Watanabe bày tỏ hy vọng rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản sẽ cùng nhau giải quyết các thách thức chính với tư cách là những đối tác thực sự.

Ngư dân Nhật Bản sốc khi phát hiện hàng nghìn tấn cá chết dạt bờ chưa rõ nguyên nhân

Hàng nghìn con cá mòi và cá thu chết đã dạt vào bờ gần cảng cá Toi ở Hakodate, Hokkaido (Nhật Bản). Điều này làm dấy lên suy đoán rằng đàn cá đã đột ngột bị thiếu oxy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục