Hơn hai năm nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cam kết suy yếu của Mỹ đang làm dấy lên lo ngại rằng Moskva có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến - và rằng châu Âu có thể phải tự lực cánh sinh trong các cuộc xung đột tương lai.



Ukraine đã phải chuyển sang thế phòng thủ trên chiến trường do viện trợ bị chặn từ Mỹ.

Theo bình luận của tờ Wall Street Journal ngày 28/2, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, ông đã đánh cược rằng các nước phương Tây, đặc biệt là châu Âu, vốn quá phụ thuộc vào năng lượng của Moskva, sẽ không đủ sức chịu đựng để phản đối cuộc tấn công.

Hai năm sau, Ukraine đã chứng tỏ là một đối thủ đáng gờm, giành lại một nửa vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát ban đầu và gây tổn thất đáng kể đối với một quân đội hùng mạnh hơn nhiều của Nga. Châu Âu cũng đã hứng chịu cú sốc kinh tế do nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga giảm mạnh, nhưng hiện đang tăng cường chi tiêu quân sự cũng như các cam kết với Ukraine. Trong tháng này, Liên minh châu Âu đã thông qua gói viện trợ mới trị giá 54 tỷ USD cho Kiev, vượt qua sự phản đối của Hungary.

Tuy nhiên tại Mỹ, sự đánh cược của của Tổng thống Putin dường như có kết quả, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, khi hỗ trợ dành cho Ukraine, vốn được nhiều người coi là lợi ích quốc gia hiển nhiên của Mỹ cách đây hai năm, đã trở thành vấn đề gây chia rẽ đảng phái trong năm bầu cử.

Trong nhiều tháng, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã ngăn chặn gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Việc cắt nguồn viện trợ này đã gây ra tình trạng thiếu đạn pháo trầm trọng trong các đơn vị Ukraine. Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden và các chỉ huy Ukraine, đó là lý do chính khiến Nga có thể chiếm được thành phố Avdiivka của Ukraine trong tháng này, bước tiến chiến trường lớn đầu tiên của Moskva kể từ tháng 5 năm ngoái.

"Vấn đề không chỉ là viện trợ của Mỹ bị chặn mà còn bị cắt mà không báo trước và không cho chúng tôi thời gian để điều chỉnh. Và rõ ràng là Nga có thể chiếm thế thượng phong nếu Ukraine không có những vũ khí cần thiết để tự vệ. Nếu cuộc khủng hoảng này không được giải quyết và Ukraine không nhận được sự hỗ trợ thì đó sẽ trở thành một lợi thế to lớn đối với Nga”, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Andriy Zagorodnyuk, người cố vấn cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết.

Viễn cảnh Ukraine bị áp đảo về vũ khí cùng với những nghi ngờ mới về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh của mình nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm tới, đang ngày càng khiến các nước châu Âu lo lắng.

Trong khi châu Âu và các đồng minh khác đã chiếm hơn một nửa số viện trợ của phương Tây dành cho Ukraine, thì chỉ có Mỹ mới sở hữu kho dự trữ đạn dược và các loại vũ khí đặc biệt có thể giúp ích đáng kể cho lực lượng Ukraine trước mắt. Theo các nhà phân tích quân sự, sản lượng đạn dược của châu Âu mặc dù đang tăng lên nhưng sẽ không đủ để hỗ trợ quân đội Ukraine cho đến khoảng năm 2025 hoặc thậm chí ngắn hơn. Một số thiết bị quân sự quan trọng chỉ có thể đến từ kho dự trữ của Mỹ.

Đặc biệt, nổi lên trên cuộc tranh luận là triển vọng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới. Cựu Tổng thống Mỹ này nhiều lần nói rằng ông sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình nhanh chóng ở Ukraine, dù ông chưa giải thích bằng cách nào và với những điều kiện nào. Trong lần xuất hiện trong chiến dịch tranh cử gần đây, ông cũng tăng cường chỉ trích NATO, cho thấy rằng ông sẽ không bảo vệ các quốc gia thành viên không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự là 2% GDP.

Khi được hỏi tại sao hiện nay có rất nhiều thành viên đảng Cộng hòa phản đối việc tài trợ cho Ukraine, Thượng nghị sĩ McConnell chỉ ra tinh thần biệt lập vốn từ lâu đã trở thành một thế lực trong nền chính trị Mỹ, đặc biệt là trước Thế chiến thứ hai - và ảnh hưởng của ông Trump. Ông McConnell nói: "Người có khả năng được đề cử làm tổng thống của chúng tôi không nhiệt tình giúp đỡ Ukraine”.

Nhiều người ủng hộ ông Trump phản đối việc tài trợ thêm cho Ukraine cho rằng cách tiếp cận này là một phần của nhu cầu tập trung vào Trung Quốc, một đối thủ mạnh hơn nhiều so với Nga. Bất chấp những cảnh báo ngược lại từ các đồng minh châu Á, họ đánh giá thấp tác động mà việc Mỹ rút lui ở châu Âu có thể gây ra đối với an ninh châu Á. Tuy nhiên, cử tri Mỹ dường như quan tâm đến châu Âu và châu Á ở mức độ ngang nhau. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Pew, khoảng 74% người Mỹ tin rằng cuộc xung đột ở Ukraine quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ, chỉ thấp hơn một chút so với 75% những người cũng nói như vậy về căng thẳng ở

"Mỹ phải tập trung nhiều hơn vào Đông Á. Đó sẽ là tương lai của chính sách đối ngoại của Mỹ trong 40 năm tới và châu Âu phải nhận thức được thực tế đó. Vấn đề với châu Âu là họ không tự mình cung cấp đủ khả năng răn đe vì không chủ động đảm bảo an ninh của chính mình. Tôi nghĩ rằng chiếc ô an ninh của Mỹ đã khiến khả năng bảo đảm an ninh của châu Âu bị suy giảm”, Thượng nghị sĩ JD Vance, đảng viên Đảng Cộng hòa đến từ Ohio, cho biết vào tuần trước.

Về phần mình, Elbridge Colby, chiến lược gia hàng đầu của đảng Cộng hòa, từng là Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng trong chính quyền Trump, cho biết mối quan hệ giữa Nga, Triều Tiên, Iran và Trung Quốc khiến việc "xoay trục” sang châu Á càng trở nên cấp bách hơn. Ông nói thêm, sự suy giảm của cơ sở công nghiệp Mỹ và việc Mỹ không thể nhanh chóng bổ sung kho đạn dược đã cung cấp cho Ukraine đã hạn chế các lựa chọn chính sách đối ngoại của Mỹ.

"Chúng tôi phải hoạt động trong điều kiện khan hiếm, giống như một công ty bị mở rộng quá mức. Chúng tôi đang ở trong một thế giới của những lựa chọn tồi tệ”, ông Colby tuyên bố.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục