Sau 18 năm nghiên cứu và thử nghiệm, Ấn Độ đã sản xuất thành công vaccine ngừa virus HPV với giá cả phải chăng để giải quyết nguyên nhân gây tử vong do ung thư cổ tử cung ở nước này.


Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân khiến 70.000 phụ nữ Ấn Độ tử vong mỗi năm.
Ảnh: Carnegie Endowment

Sneha Neurgaonkar, một cô bé 14 tuổi, đang ngồi tại một bệnh viện ở Pune, Ấn Độ, để chờ đến lượt tiêm vaccine ngừa virus HPV được cho là tác nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở Ấn Độ.

Sneha biết về căn bệnh này qua việc tìm hiểu trên Google và cô hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh này.

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng năm cho khoảng 70.000 phụ nữ ở Ấn Độ.

Vaccine ngừa virus HPV đã được chứng minh là làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh, nhưng khả năng tiếp cận vaccine ở Ấn Độ cực kỳ hạn chế vì những liều vaccine hiện có do các công ty dược phẩm nước ngoài Merck và GSK bán rất đắt tiền.

Được phát triển theo sáng kiến chung giữa chính phủ Ấn Độ và Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới tính theo liều lượng.

Cervavac là loại vaccine ngừa virus HPV đầu tiên được sản xuất tại Ấn Độ và điều này mở ra cơ hội tiếp cận vaccine cho nhiều người phụ nữ ở đất nước này.

Tháng 2 vừa qua, chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng quốc gia, đồng nghĩa với việc loại vaccine sẽ được tiêm miễn phí cho các bé gái từ 9 đến 14 tuổi.

Cho đến tháng này, vaccine ngừa virus HPV chỉ được cung cấp ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân với giá 2.000 rupee (600.000 VND) cho ba liều.   

Từ ngày 8/3, Cervavac được cung cấp tại các bệnh viện với mức giá 1.500 rupee (500.000 VND) cho những người đã đăng ký trước.

Adar Poonawalla, Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ, cho biết loại vaccine này sẽ được cung cấp cho chính phủ vào tháng 12 với chi phí 300-400 rupee một liều (90.000 - 100.000 VND).

Viện Huyết thanh Ấn Độ hiện có khả năng sản xuất 70 triệu liều vaccine HPV mỗi năm nhưng đặt mục tiêu tăng sản lượng ít nhất gấp đôi vào năm 2026. 

Sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, Poonawalla muốn xuất khẩu vaccine. Ông nói rằng họ sẽ bắt đầu với các quốc gia ở châu Phi và khu vực Nam Mỹ.

Tuy nhiên, ông nói rằng châu Âu và Mỹ có thể không quan tâm đến loại vaccine này vì đã sử dụng các loại vaccine khác. Ông tiết lộ rằng trong tương lai, họ có thể phát triển một loại vaccine mới phù hợp với nhu cầu của những quốc gia này.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục