Các khu vực phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ đang chịu thiệt hại nặng nề vì lũ lụt sau khi nước tràn bờ các con sông trong khu vực do mưa liên tục.


Bang Assam đang phải vật lộn với lũ quét và mưa lớn kể từ đầu tháng 5 (Ảnh: AFP)

Hai tháng xảy ra lũ lụt khắp vùng Đông Bắc Ấn Độ đã khiến ít nhất 84 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải di dời khỏi nơi cư trú.

Nhiều trang trại và khu dân cư bị ngập nghiêm trọng ở bang Assam của Ấn Độ, nơi đang phải vật lộn với lũ quét và mưa lớn kể từ đầu tháng 5. Nhiều diện tích trồng trọt rộng lớn ở bang này cũng bị nhấn chìm trong nước lũ.

Hơn 12.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa trên khắp bang Assam vào cuối tháng 6, khi sông Kushiyara, con sông xuyên biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh chảy vượt mức nguy hiểm ở một số nơi.


Lũ lụt nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân ở miền Bắc Ấn Độ (Ảnh: AFP)

Lũ lụt không chỉ gây ra thiệt hại cho con người và hoa màu, theo nhà chức trách Ấn Độ, hơn 150 loài động vật, trong đó có 9 loài tê giác một sừng quý hiếm, đã chết đuối trong lũ lụt tại Công viên Quốc gia Kaziranga ở bang Assam. Vườn quốc gia Kaziranga là nơi sinh sống của gần một nửa số lượng tê giác một sừng trên toàn cầu, với khoảng 4.000 con.

Trong khi đó tại bang Bihar, nước lũ tràn vào các khu dân cư, nhấn chìm đường phố, trường học và nhiều nhà cửa, khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Hiện nhiều con sông ở bang Bihar đang có nguy cơ vỡ bờ do nước từ hạ lưu tiếp tục đổ về từ nước láng giềng Nepal, quốc gia cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề vì mưa lũ.

Chính quyền nước láng giềng Bangladesh cho biết nước này cũng bị lũ lụt tàn phá trong 2 tháng qua, khiến hơn 40.000 người phải trú ẩn tại các nơi tạm trú của chính phủ.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Xung đột Hamas - Israel: Mỹ và Israel thảo luận về thỏa thuận thả con tin

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết ông đã gặp Đặc phái viên của Mỹ về Trung Đông Brett McGurk trong ngày 11/7 và thảo luận về tiến trình trong việc đạt thỏa thuận thả con tin ở Dải Gaza.

Châu Phi có thể là đối thủ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm toàn cầu

Tám mỏ đất hiếm ở các quốc gia như Tanzania, Angola, Malawi, Nam Phi và Uganda dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2029 và đóng góp 9% nguồn cung toàn cầu.

Ấn Độ thảo luận với Myanmar và Thái Lan về ổn định biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 11/7, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có các cuộc họp riêng rẽ với những người đồng cấp Myanmar và Thái Lan, trong đó tập trung vào vấn đề ổn định biên giới và hỗ trợ nhân đạo.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế

Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế khi đóng góp gần 50% trong tổng số 3,4 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế toàn cầu trong năm 2022.

OPEC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 lên 2,9%

Báo cáo tháng 7/2024 của OPEC lưu ý rằng đà tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn vẫn ổn định trong nửa đầu năm 2024 và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong những tháng tới.

Bài phát biểu của Thủ tướng Hungary trên cương vị Chủ tịch Hội đồng EU bị trì hoãn

Theo mạng tin châu Âu Euronews.com ngày 10/7, dù đang đảm nhiệm cường vị Chủ tịch Hội đồng EU, nhưng Thủ tướng Hungary Viktor Orban sẽ phải chờ đến cuối năm nay để trình bày chương trình nghị sự theo khẩu hiệu "Đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trước Nghị viện châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục