Kế hoạch trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ, đang làm dấy lên nhiều lo ngại không chỉ về mặt nhân đạo mà còn về tác động tiêu cực đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Người di cư vượt sông Rio Bravo ở biên giới Mexico-Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Với khoảng 11 triệu người nhập cư trái phép đang sinh sống tại Mỹ, các ngành như nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ, vốn phụ thuộc lớn vào lực lượng lao động nhập cư, sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu kế hoạch này được thực hiện.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, vào năm 2022, khoảng 8,3 triệu người nhập cư không có giấy tờ đã tham gia vào lực lượng lao động Mỹ, chiếm gần 5% tổng số lao động. Những ngành như xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ nhà hàng và dọn dẹp đều phụ thuộc đáng kể vào nguồn nhân lực này.
Báo cáo của Hội đồng Di trú Mỹ (AIC) chỉ ra rằng nếu kế hoạch trục xuất được thực hiện, ngành xây dựng và nông nghiệp sẽ mất đi ít nhất 12% lao động, trong khi các ngành dịch vụ sẽ mất khoảng 7%. Thậm chí, hơn 30% thợ trát, thợ lợp mái và thợ sơn sẽ bị ảnh hưởng, cùng với khoảng 25% nhân viên dọn dẹp nhà cửa.
Trong khi đó, một nghiên cứu chung của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), Viện Brookings và Trung tâm Niskanen ước tính rằng, nếu các biện pháp này được áp dụng, tăng trưởng GDP của Mỹ có thể giảm 0,4 điểm phần trăm vào năm 2025.
Tác động này không chỉ do thiếu lao động sản xuất mà còn do suy giảm chi tiêu tiêu dùng của các nhóm lao động nhập cư. Trong một kịch bản cực đoan hơn, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson dự báo rằng trục xuất toàn bộ 8,3 triệu lao động nhập cư không giấy tờ có thể khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ vào năm 2028 thấp hơn tới 7,4%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, chính sách này có thể đẩy mức lạm phát tại Mỹ cao hơn 3,5 điểm phần trăm vào năm 2026, khi các nhà tuyển dụng phải tăng lương để thu hút lao động bản địa.
Dù kế hoạch trục xuất hàng loạt có vẻ quyết liệt, nhuwg nhiều nhà phân tích cho rằng những rào cản pháp lý, hậu cần và tài chính sẽ khiến các đề xuất này khó trở thành hiện thực ở quy mô lớn.
Ông Ryan Sweet, nhà kinh tế trưởng tại Oxford Economics, nhận định: "Chúng tôi nghi ngờ khả năng thực hiện các biện pháp trục xuất như đã đề xuất trong chiến dịch tranh cử”.
Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán lượng nhập cư ròng vào Mỹ sẽ giảm nhẹ, xuống còn 750.000 người mỗi năm, thấp hơn mức trung bình 1 triệu người trước đại dịch, nhưng không đến mức âm như các kịch bản bi quan khác.
Kế hoạch hạn chế nhập cư của ông Trump không chỉ là vấn đề nhân đạo mà còn đe dọa đến sự ổn định của nhiều ngành và cả tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thị trường lao động cạnh tranh, việc thu hẹp nguồn lao động nhập cư có thể làm suy yếu vị thế kinh tế của Mỹ trên trường quốc tế.
Thay vì trục xuất hàng loạt, các nhà phân tích cho rằng chính sách nhập cư cần được thiết kế một cách cân bằng hơn, vừa đảm bảo an ninh quốc gia, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những quyết sách thiếu suy nghĩ có thể khiến Mỹ trả giá đắt, không chỉ về mặt kinh tế mà còn là uy tín trong cộng đồng quốc tế.
Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong chiến dịch tranh cử của mình, đã tuyên bố nhiều chính sách cứng rắn đối với người di cư, đặc biệt là những người nhập cư không có giấy tờ tại Mỹ. Ông Trump cam kết sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống tại Mỹ, đặc biệt là những người bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc có tiền án hình sự. Trong một bài phát biểu, ông từng nói: "Chúng ta phải trục xuất những người đang xâm phạm biên giới và khiến người Mỹ mất việc làm".
Ông Trump cũng tuyên bố sẽ hoàn thành bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico để ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp và ma túy. Ông khẳng định Mexico sẽ phải chịu chi phí xây dựng bức tường này, dù điều này gây tranh cãi lớn.
Một loạt các đề xuất khác ông đưa ra gồm có áp dụng các biện pháp siết chặt quy trình nhập cư, bao gồm việc giảm số lượng thị thực hợp pháp cấp mỗi năm và thực thi các quy định nghiêm ngặt hơn đối với người xin tị nạn. Ngừng chính sách "bắt và thả” - chính sách cho phép những người di cư bị bắt giữ ở biên giới tạm thời được thả trong khi chờ các phiên tòa nhập cư. Ông Trump cam kết sẽ chấm dứt chính sách này và giữ tất cả người di cư trong các trung tâm giam giữ cho đến khi hoàn thành thủ tục trục xuất.
Theo TTXVN
Điện Kremlin đã phản hồi về thông tin của hãng thông tấn Reuters về khả năng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump liên lạc để thảo luận về vấn đề Ukraine.
Truyền thông Mỹ đưa tin Văn phòng Chưởng lý quận Manhattan của thành phố New York ngày 19/11 đã đồng ý hoãn việc tuyên án Tổng thống đắc cử Donald Trump trong vụ án chi tiền mua chuộc ngôi sao phim khiêu dâm.
Chính quyền Trump 2.0 có thể sẽ giống như nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump về các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc, làm căng thẳng thêm quan hệ Mỹ - Trung.
Ngày 18/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi thư tới Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, trong đó yêu cầu Quốc hội nước này phê chuẩn khoản chi gần 100 tỷ USD dành cho công tác viện trợ thảm họa khẩn cấp sau các cơn bão Helene và Milton cùng các thảm họa thiên nhiên khác tại nước này.
Kênh CNA (Singapore) ngày 18/11 đã có bài nhận định rằng nhân tài trẻ tiềm năng là "bệ phóng" giúp Việt Nam thu hút các ông lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Mặc dù có những lo ngại về tương lai, nhưng các chuyên gia chính sách đối ngoại dự đoán rằng một số "lan can bảo vệ" đủ vững chắc để ngăn mối quan hệ Mỹ - Trung trượt dài vào khủng hoảng.