Các chính trị gia cấp cao của Nigeria phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp sau khi Tổng thống Umaru Yar'Adua được cho là đã bị tổn thương não nghiêm trọng sau một đợt điều trị bệnh tim ở Ả-rập Xê-út.

 

 
 
Tổng thống Nigeria Umaru Yar'Adua (áo trắng).

Không ai nhìn thấy Tổng thống Umaru Yar'Adua và cũng không có tin tức gì về ông kể từ khi ông bay tới Ả-rập Xê-út để điều trị bệnh tim cách đây 7 tuần. Sự vắng mặt quá lâu của Tổng thống khiến đất nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 của châu Phi đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất kể từ khi chính phủ quân sự độc tài chấm dứt năm 1999 sau 33 năm cai trị.

Sự giận dữ ngày càng gia tăng tại quốc gia đông dân nhất châu Phi, thậm chí gây chia rẽ giữa người Cơ đốc giáo và Hồi giáo, trước việc chính phủ bưng bít thông tin về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo 58 tuổi.

Trích dẫn các nguồn tin giấu tên tại một bệnh viện ở Jeddah, tờ báo Next có uy tín của Nigeria khẳng định ông Yar'Adua bị tổn thương não nghiêm trọng và không thể nhận ra bất kỳ ai, kể cả vợ ông. Các quan chức chính phủ ngay lập tức phủ nhận thông tin này.

Nhưng các nguồn tin tại Anh và Nigeria cũng cho rằng ông Yar'Adua có thể đã rơi vào trạng thái hôn mê trong 2 tuần và thậm chí là chết lâm sàng.

“Bất kể là Tổng thống đang hồi phục, sức khỏe ổn định hay đang giảm sút, thật là lố bịch và nguy hiểm khi không có bất kỳ một thông tin cụ thể nào về ông”, một nhà ngoại giao phương Tây tại thủ đô Abuja của Nigeria cho hay.

Sự vắng mặt của Tổng thống xảy ra đúng vào lúc Nigeria đang đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng trong nước và quốc tế, trong đó có âm mưu cho nổ tung một chiếc máy bay trên bầu trời Mỹ hôm 25/12/2009 của nghi phạm Umar Farouk Abdulmutallab, một công dân Nigeria 23 tuổi.

Vụ việc đẩy quan hệ vốn thân thiết với Washington xuống mức thấp nhất, khi cho đến nay cả Tổng thống Yar'Adua và Phó tổng thống Goodluck Jonathan đều chưa đưa bất kỳ ra bình luận công khai nào.

Ông Yar'Adua, tới từ khu vực phía bắc của Nigeria với đa số dân là người Hồi giáo, có tiền sử về bệnh thận. Vấn đề này đã đặt ra những nghi vấn đề khả năng lãnh đạo của tổng thống trong cuộc bầu cử tranh cãi hồi năm 2007.

Hồi tháng trước, các bác sĩ tại Ả-rập Xê-út chẩn đoán ông Yar'Adua mắc bệnh viêm màng ngoài tim. Các quan chức và đồng minh của Tổng thống khẳng định ông đang hồi phục tốt và sẽ sớm trở lại công việc.

Nhưng không có bằng chứng cụ thể nào để chứng minh khẳng định trên, khiến các luật sư và chính trị gia đối lập phải tuyên bố một hành động pháp lý để yêu cầu bằng chứng chứng minh ông Yar'Adua vẫn còn sống và có thể đảm nhận các trọng trách của quốc gia.

3 phiên tòa dự kiến sẽ khai mạc tại thủ đô Abuja vào thứ 5 tới, 2 ngày sau khi Quốc hội Nigeria triệu tập để thảo luận về sức khỏe của tổng thống.

Ngày 11/1, thống đốc từ 36 bang quyền lực nhất của Nigeria đã nhóm họp trước tuần lễ mà nhiều người xem là rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị trong tương lai của Nigeria. Các nỗ lực nhằm mang lại hòa bình cho quốc gia thuộc vùng châu thổ sông Niger giàu dầu mỏ nhiều khả năng sẽ không thành công, gây ra những lo ngại về tình trạng bạo lực khiến sản lượng khai thác dầu bị cắt giảm và ảnh hưởng tới giá dầu thế giới.

Ông Yar'Adua chưa chính thức chuyển giao quyền lực cho Phó tổng thống Jonathan theo quy định của hiến pháp. Một khoản ngân sách bổ sung đã được tổng thống ký hồi tuần trước nhưng có những cáo buộc nói rằng chữ ký bị làm giả.

Olusegun Adeniyi, phát ngôn viên của Tổng thống, ngày 10/1 khẳng định ông Yar'Adua còn sống và không ở trong tình trạng nguy kịch nhưng từ chối bình luận về những lời kêu gọi cung cấp bằng chứng xác thực về tình trạng sức khỏe của ông.

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục