Cục Điều tra Liên bang Mỹ có nguy cơ đối mặt với thêm nhiều chỉ trích sau khi có nguồn tin tiết lộ rằng cơ quan này đã thu thập trái phép nội dung hàng ngàn cuộc gọi điện thoại ở Mỹ

Bằng cách giả mạo các tình huống khủng bố khẩn cấp hoặc thuyết phục các công ty điện thoại cung cấp thông tin, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thu thập trái phép nội dung của hơn 2.000 cuộc gọi điện ở Mỹ từ năm 2002 đến 2006.


FBI bị cáo buộc đã thu thập trái phép nội dung hơn 2.000 cuộc gọi điện thoại ở Mỹ từ năm 2002 đến 2006. Ảnh: Getty Images

Quá trình phạm luật của FBI


Phương pháp thu thập thông tin trái phép nói trên được dựa trên một hệ thống được sử dụng tại văn phòng của FBI ở New York sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, thời điểm cần nhanh chóng thu thập thông tin và kết nối chúng để tìm kiếm những dấu hiệu khả nghi được xem là một ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang. Trước sự kiện khủng bố này, FBI thường thu thập thông tin về các cuộc gọi điện thoại thông qua việc sử dụng trát của đại bồi thẩm đoàn hoặc một công cụ gọi là thư an ninh quốc gia. Loại thư này chỉ được đưa ra trong các cuộc điều tra khủng bố hoặc gián điệp và phải được sự phê chuẩn của các quan chức cấp cao ở Washington.


Tuy nhiên, sự ra đời của Đạo luật yêu nước Mỹ vào tháng 10-2001 đã gia tăng việc sử dụng thư an ninh quốc gia bằng cách cho phép các quan chức cấp thấp hơn bên ngoài Washington phê chuẩn nó. Phạm vi sử dụng của công cụ này cũng được mở rộng, nhưng luật vẫn yêu cầu FBI phải gắn kết nó với một cuộc điều tra khủng bố mở.


Báo The Washington Post (Mỹ) tiết lộ rằng không lâu sau khi Đạo luật yêu nước Mỹ được thông qua, các quan chức cấp cao FBI đã nghĩ ra một hệ thống của riêng mình để thu thập thông tin trong những tình huống khủng bố khẩn cấp. Một công cụ mới gọi là “thư tình huống khẩn cấp” được sử dụng, cho phép một người giám sát tuyên bố một tình huống khẩn cấp và thu thập thông tin. Sau khi mọi việc đã rồi, họ mới đưa ra một lá thư an ninh quốc gia để trình bày chi tiết về nguy cơ khủng bố liên quan. Tuy nhiên, sau này, người ta phát hiện rằng trong một số trường hợp, nội dung các lá thư này chỉ chứa những thuật ngữ chung chung như “mối đe dọa nhằm vào phương tiện giao thông”, “mối đe dọa nhằm vào các cá nhân”,  “mối đe dọa nhằm vào những sự kiện đặc biệt”...


Sai phạm lớn và thường xuyên


Đến ngày 6-1-2003, trợ lý giám đốc FBI về chống khủng bố Larry Mefford cho phép sử dụng phương pháp trên trong một e-mail gửi cho nhân viên toàn cục.  Theo ông Mefford, phương pháp thu thập thông tin cuộc gọi điện thoại nói trên đóng vai trò “cấp thiết đối với những nỗ lực không ngừng của FBI nhằm bảo vệ quốc gia trước các vụ tấn công trong tương lai”. Trong vòng vài năm sau đó, hàng trăm yêu cầu khủng bố đã được đưa ra và nội dung của vài ngàn cuộc gọi điện thoại được thu thập. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các lá thư an ninh quốc gia đã không được đưa ra sau đó.


Có ít nhất hai nhân viên FBI đã bày tỏ những lo ngại về phương pháp nói trên. Năm 2005, đặc vụ Bassem Youssef, người phụ trách bộ phận thu thập thông tin của FBI, bắt đầu chất vấn với cấp trên về vấn đề này. Cũng trong năm này, luật sư Patrice Kopistansky của FBI cũng viết một loạt e-mail yêu cầu cấp trên xem xét giải quyết vấn đề.


Mãi đến năm 2007, FBI mới thừa nhận rằng một bộ phận của cục đã thu thập trái phép thông tin của một số cuộc gọi điện thoại. Một cuộc điều tra ban đầu của Bộ Tư pháp khi đó cho biết đã có 22 yêu cầu trái phép được FBI gửi đến các công ty điện thoại. Dù vậy,  theo báo The Washington Post, một báo cáo của tổng thanh tra Bộ Tư pháp dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này, xác nhận rằng mức độ sai phạm của FBI diễn ra thường xuyên hơn và lớn hơn so với cuộc điều tra ban đầu. Khi đó, làn sóng chỉ trích FBI có thể sẽ mạnh hơn so với thời điểm những sai phạm này được phanh phui gần 3 năm về trước.

 

 

                                                                              Theo NLĐ

Các tin khác


Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục