Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á (gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á) sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2010 và 7,3% trong năm tiếp theo.

Trong báo cáo "Triển vọng Phát triển châu Á 2010" (ADO 2010) công bố ngày 13/4, ADB nêu rõ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ là nhân tố quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng chung của phần lớn các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á. Ngoài ra, theo thể chế tài chính này, gói kích thích tài chính và các chính sách nới lỏng tiền tệ, được các nước áp dụng trong giai đoạn cao trào của cuộc suy thoái hồi năm ngoái, sẽ tiếp tục thu hút đầu tư vào khu vực.

Mặc dù được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2010 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, nhưng các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á vẫn sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ có thể kiềm chế đà tăng trưởng. Những nguy cơ đó là tốc độ phục hồi chậm chạp và bấp bênh trên phạm vi toàn cầu, giá hàng hóa tăng,... có thể hạn chế sự tăng trưởng. Vì vậy, ADB khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra đúng lúc các chính sách tiền tệ và tài chính phù hợp và có trách nhiệm để duy trì sự phục hồi kinh tế bền vững trong dài hạn.

Báo cáo trên của ADB cũng đưa ra những điều chỉnh cụ thể đối với các chính sách về tiền tệ, tỷ giá hối đoái và tài chính nhằm giúp khu vực thích nghi với những điều kiện mới trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Cụ thể là củng cố những quy định về tài chính để ngăn chặn bong bóng tài sản, xúc tiến việc áp dụng một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và kiểm soát nguồn vốn thận trọng.

Bên cạnh đó, ADB nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,6% trong năm 2010 nhờ các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ sâu rộng. Ngân hàng nhấn mạnh các biện pháp trên đã hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Trung Quốc, giúp kinh tế nước này phục hồi theo hình chữ V trong năm 2009 với mức tăng trưởng 8,7%.

Trong khi đó, ADO 2010 nhận định tiêu dùng cá nhân và đầu tư tăng là hai nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hai năm tới. Tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 8,2% trong năm 2010 và 8,7% trong năm 2011./.

Theo TTXVN

 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục