Người Hi Lạp biểu tình ở Athens chống chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ .

Người Hi Lạp biểu tình ở Athens chống chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ .

Ngày 28-4, thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi Hãng Standard & Poor’s xác định Hi Lạp đã không còn khả năng trả nợ. Cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp có nguy cơ lan rộng ra châu Âu, bắt đầu là Bồ Đào Nha.

Hãng AFP đưa tin hôm qua, Standard & Poor’s đã hạ định mức tín nhiệm (credit rating) của Hi Lạp xuống rất thấp ở mức Athens đã mất khả năng trả nợ. Standard & Poor’s đánh giá Hi Lạp là thị trường quá mạo hiểm với các nhà đầu tư, dẫn đến việc giới đầu tư sẽ tăng lãi suất đối với các khoản vay của chính quyền Athens.

Trong ngày hôm qua, lãi suất trái phiếu chính phủ Hi Lạp tăng vọt tới 10,13%, mức cao kỷ lục đối với một quốc gia khu vực sử dụng đồng euro. Hiện Hi Lạp đang nợ tới 399 tỉ USD và phải trả 12 tỉ USD trước ngày 19-5.

“Nguy cơ Hi Lạp vỡ nợ đang gia tăng không phải theo từng ngày mà theo từng giờ - Reuters dẫn lời chuyên gia kinh tế Koen De Leus thuộc Hãng KBC Securities - Nếu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các chính quyền châu Âu không có hành động gì nhanh chóng, thị trường sẽ càng sụp đổ nhanh”.

Sóng chấn động từ cơn địa chấn Hi Lạp lập tức lan khắp toàn cầu. AFP cho biết trong phiên giao dịch hôm qua, giá cổ phiếu Mỹ, châu Âu và châu Á đồng loạt sụt giảm rất mạnh, trong đó giá cổ phiếu Hi Lạp sụt 9%. Giá đồng euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua, với 1 euro đổi được 1,31 USD.

Tình hình Hi Lạp càng khó khăn khi người dân tiếp tục đình công và biểu tình để phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ. AFP cho biết các kỹ thuật viên truyền thanh toàn quốc đình công trong 48 giờ, giáo viên nghỉ việc, người xin việc... biểu tình trước cửa Bộ Tài chính ở Athens. Thủy thủ toàn quốc tuyên bố sẽ đình công vào ngày 1-5, trong khi một cuộc tổng đình công dự kiến diễn ra vào ngày 5-5. Trước đó, chính quyền Athens đã ngừng tuyển dụng nhân sự cho ngành dịch vụ công trong cả năm nay.

Theo Reuters, hôm qua chính quyền Hi Lạp đã ra lệnh cấm giới đầu tư bán khống cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Athens để ngăn chặn thị trường sụp đổ. Liên minh châu Âu (EU) đã phải mở cuộc họp khẩn để bàn biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp.

Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cho biết lãnh đạo 16 nước sử dụng đồng euro sẽ họp ở Brussels ngày 10-5 để lên kế hoạch về một chiến dịch giải cứu quy mô lớn. Ông Van Rompuy cũng tiết lộ các bên đang thảo luận để mở nguồn vốn vay 59 tỉ USD từ các nước EU và IMF cho Hi Lạp. IMF cho biết có thể cho Athens vay thêm gần 20 tỉ USD nữa.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng khoản vay 45 tỉ USD là không đủ để cứu Hi Lạp trước nguy cơ sụp đổ tài chính. Giới đầu tư cũng e ngại cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp sẽ lan rộng khắp châu Âu. AFP cho biết tín hiệu đáng lo ngại là Standard & Poor’s cũng hạ định mức tín nhiệm của Bồ Đào Nha xuống hai bậc và của Tây Ban Nha xuống một bậc.

“Tình cảnh hiện tại ở châu Âu cũng giống như sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers và Bear Stearns (khởi đầu cuộc khủng hoảng tài chính) ở Mỹ vậy” - báo New York Times dẫn lời giáo sư kinh tế Philip Lane thuộc ĐH Trinity ở Ireland.

Các chuyên gia cho rằng sau Hi Lạp, đến lượt Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland đang “đứng trước làn đạn”. Nhiều khả năng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cùng các nước châu Âu khác, sẽ sớm phải bán trái phiếu chính phủ để huy động vốn, do đó sẽ càng chìm sâu vào nợ nần.

“Điều e ngại là Hi Lạp và Bồ Đào Nha sẽ mới chỉ là món khai vị - chuyên gia Lorraine Tan, giám đốc nghiên cứu chứng khoán Hãng Standard & Poor’s ở Singapore, nhận định - Cuộc khủng hoảng nợ có thể lan rộng và tác động mạnh đến hệ thống tài chính và cả nền kinh tế toàn cầu”.

                                                                                  Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục