Cuối tháng 6, chính quyền lâm thời ở Kyrgyzstan đã tiến hành trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới. 90% cử tri đã nhất trí áp dụng thể chế cộng hoà nghị viện ở quốc gia Trung Á này.

 

Bà Rosa Otunbaeva trở thành Tổng thống lâm thời đến hết ngày 31.12.2011. Cuộc bầu cử quốc hội dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 10.10 tới đây.

Có vẻ như mọi chuyện đều tốt đẹp, dân chủ được thượng tôn. Nhưng cả dư luận Kyrgyzstan lẫn các nước láng giềng đều hoài nghi về tương lai của nền cộng hoà nghị viện ở đất nước này. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nhận xét: “Nếu xét đến thực tế là chính quyền ở đó thậm chí không đủ lực để giữ gìn trật tự, tôi khó mà hình dung được mô hình cộng hoà nghị viện sẽ hoạt động ở Kyrgyzstan như thế nào”. Ông Askar Akaev - tổng thống bị lật đổ trong “cách mạng uất kim hương” 5 năm trước ở Kyrgyzstan - cũng không tin rằng toa thuốc này sẽ vực đất nước khỏi cuộc khủng hoảng.

Theo Hiến pháp mới, Kyrgyzstan sẽ là nước đầu tiên ở Trung Á có “nền dân chủ nghị viện đa đảng”. Theo nhận định của đa số chuyên gia, thì đảng phái ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây đơn thuần là những nhóm người phò tá một nhà lãnh đạo. Ví dụ, 5 năm trước ở Kyrgyzstan, với sự hậu thuẫn của Mỹ các nhóm này phối hợp với Kurmanbek Bakiyev lật đổ Akaev. Tháng tư năm nay, cũng chính họ lật đổ Bakiyev. Không loại trừ trong tương lai sẽ đến lượt người tiếp theo. Như vậy, khó mà nói trước về một chính quyền mạnh và ổn định trong bối cảnh như vậy.

Bà Otunbaeva lên nắm quyền cũng không thiếu sự hậu thuẫn từ bên kia đại dương. Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua được tiến hành với kỹ thuật công nghệ cao. Theo những chuyên gia có mặt tại Kyrgyzstan trong quá trình trưng cầu dân ý, thì số tiền mà chính phủ lâm thời chi cho máy móc, thiết bị bỏ phiếu, tổ chức bỏ phiếu và kiểm phiếu là rất lớn. Phần lớn các khoản chi đó là do các cơ quan chính phủ và gần chính phủ của Mỹ gánh giúp. Không những thế, trong và sau cuộc bỏ phiếu, chính phủ lâm thời của Kyrgyzstan còn nhận được 32 triệu USD. Kết quả đương nhiên của “sự chuẩn bị kỹ thuật” như vậy còn là việc thông qua quan điểm chính thức của phái đoàn Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) công nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý  từ trước 27.6 - ngày diễn ra trưng cầu.

Phần lớn người dân Kyrgyzstan thực ra không bỏ phiếu cho Hiến pháp mới, vì họ không biết đầy đủ trong đó viết gì, mà là bỏ phiếu cho hoà bình và yên hàn ở đất nước. Những người dân được các quan sát viên nước ngoài hỏi trong ngày trưng cầu đều nói rằng: Nếu nhân dân ủng hộ thì chính phủ lâm thời sẽ hợp pháp và ngăn chặn được những tai ương sắp tới; nếu nhân dân không ủng hộ, thì chính phủ sẽ tan rã và đất nước sẽ lại rơi vào loạn lạc. Sau cuộc xung đột đẫm máu ở miền nam hồi tháng 5, người dân Kyrgyzstan thực sự muốn thoát khỏi cảnh “nồi da xáo thịt”.

Nhưng dù thế nào thì những sự kiện bi thảm hồi tháng 5 vẫn để lại vết thương trong lòng hai cộng đồng người Kyrgyz và người Uzbek. Theo Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan thì trong vụ bạo loạn này có bàn tay của những người ủng hộ ông Bakiyev. Họ đã sử dụng đội ngũ lính đánh thuê bao gồm các phần tử Taliban và Hồi giáo Uzbek. Rõ ràng là có mầm mống của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở đây, tuy chưa có vai trò rõ rệt, nhưng chỉ cần chính quyền suy yếu như một hệ quả của nền cộng hoà nghị viện, thì rất có thể sẽ trỗi dậy bóng ma Taliban ở đất nước này.

Theo các nhà quan sát thì Hồi giáo sẽ được sử dụng để hoà giải hai cộng đồng Kyrgyz và Uzbek, chỉ cho họ thấy rằng họ là anh em và gần gũi về mặt tư tưởng. Một bộ phận không nhỏ thanh niên Uzbek sẽ có thiện cảm với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Hầu hết các thủ lĩnh truyền thống của người Uzbek đang lẩn trốn sự truy đuổi của chính quyền Kyrgyzstan, nên đây là cơ hội tuyệt vời để các nhóm Hồi giáo đang hoạt động bí mật lấp chỗ trống.

Tại các khu vực mà người Uzbek sinh sống lưu truyền những “huyền thoại” về các nhóm chiến binh Hồi giáo từ Tadjikistan tràn sang Kyrgyzstan trong sự kiện Batken năm 1999. Quân đội Kyrgyzstan đã phải cầu viện không quân Uzbekitan để tiêu diệt bọn chúng. Nếu như trước đây những chiến binh râu ria này không thể cậy nhờ gì người dân địa phương, thì nay chúng đã có thể. Và đó là xu thế nguy hiểm nhất ở Kyrgyzstan hôm nay. 

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục